Kinh nghiệm phòng bệnh trong quá trình nuôi nai
I.Công tác thú y:
Nai có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh.
Tuy nhiên, nai cũng có thể mắc một số bệnh, chủ yếu là bệnh về đường tiêu hoá như sình bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, bị cảm, hà móng, sưng chân…
Khi nai mắc một số bệnh về đường tiêu hoá có thể dùng các loại thuốc trị đau bụng, sình bụng, đầy hơi, khó tiêu…
của trâu bò cho uống hoặc có thể dùng 5-10 kg rau dừa dại cho nai ăn cũng có thể khỏi.
Cách phòng trị bệnh như các loài gia súc ăn cỏ khác.
Phòng bệnh tổng hợp là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho nai: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, tránh ruồi nhặng và các loài côn trùng khác gây hại cho nai.
Đặc biệt, khi môi trường sống thay đổi phải chăm sóc nuôi dưỡng thật chu đáo để phòng và chống stress gây hại cho nai.
II. Chăm sóc nuôi dưỡng:
1. Nai đực giống:
Một nai đực có thể phối 6- 8 nai cái.
Nếu phối giống nhiều hơn thì không nên cắt nhung.
Nai đực giống phải nuôi riêng, nhất là mùa động dục và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố…
Ngày phối giống bổ sung thêm 0,5-0, 7 kg thức ăn tinh hỗn hợp, 1 -2 quả trứng, 2-3 kg trái cây và muối khoáng cho liếm tự do…
2. Nai đực lấy nhung và kỹ thuật lấy nhung (lộc):
Chăm sóc nuôi dưỡng nai thời kỳ mọc nhung là khâu quan trọng nhất trong quá trình chăn nuôi vì, nhung là sản phẩm chủ yếu của nai.
Nai ra nhung (sừng non) nhú ra thường từ tháng 6- 9.
Muốn có cặp nhung tốt, thì phải bồi dưỡng cho nai, nhất là 1-2 tháng trước khi ra nhung.
Ngoài khẩu phần thức ăn bình thường, cần bổ sung thêm 0,5- 0, 7 kg thức ăn tinh hỗn hợp, 2-3 kg trái cây, muối khoáng cho liếm tự do và 5-7 ngày bổ sung 1 -2 quả trứng …
Khi nhung mới nhú, tránh rượt đuổi, trượt ngã làm hư nhung.
Cắt nhung xong, phải cầm máu, sát trùng và băng kín ngay, tránh ruồi, nhặng gây nhiễm trùng và bồi dưỡng cháo có chút muối cho nai ăn mau lại sức… Kỹ thuật lấy nhung (lộc) hay còn gọi là khai thác nhung thường thì 1 lần, 1 cặp /năm, có khi 2 lần, 2 cặp /năm.
Nếu chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác đúng quy trình kỹ thuật (cắt nhung sau 50-60 ngày kể từ khi mọc nhung) thì mỗi năm 1 nai đực có thể cho 1 cặp nhung nặng 0,9-1,0 kg/năm, cá biệt có con cho 1,5- 1,6 kg/năm.
Nếu khai thác non thì mỗi năm có thể cho 2 cặp nhung, mỗi cặp nặng 0,4-0,5 kg, cá biệt có con cho 2 cặp nhung, mỗi cặp nặng 0,7- 0, 8 kg.
Trong điều kiện nuôi nhốt nai có thể sống 15 năm và cho 15-17 cặp nhung.
3. Nai mang thai và sinh đẻ:
Nai mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng…
Nai mang thai 9 tháng 10 ngày thì đẻ.
5 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường.
Sau 6 tháng đến khi đẻ cần bổ sung thêm 0,5-0, 7 kg thức ăn tinh hỗn hợp, 2-3 kg trái cây, muối khoáng cho liếm tự do…
Khẩu phần cho nai mẹ phải đảm bảo số lượng, chất tượng và chủng loại cỏ, cây xanh tươi, nhất là cây có nhựa nai thích ăn như sung, mít, và, cỏ sữa…
nước vo gạo, cháo cám, đu đủ, ngô…
Nai con được 3 tháng tuổi, đã ăn được lá, cỏ thì cho nai mẹ ăn khẩu phần thức ăn bình thường.
Nuôi nai sinh sản cần chú ý.
– Con cái không mang thai, không đẻ, không động dục, phải dùng hormol kích thích sinh dục.
– Trường hợp đẻ lứa đầu mẹ vụng về hoặc do đau vú không cho con bú, phải can thiệp để ép nó cho con bú.
– Trường hợp đẻ khó quá, phải can thiệp để đưa con ra.
– Khi mẹ âu yếm con mới đẻ thường hay liếm chỗ rốn, dễ làm chảy máu gây nhiễm trùng và chết con.
Vì thế một phản xạ tự nhiên là con hay trốn mẹ, đến giờ bú, con mới về.
4. Nai con:
Cho nai con bú sữa đầu càng sớm, càng tốt, chậm nhất 3- 4 giờ sau khi sinh.
Đề phòng thiếu sữa, thức ăn tập ăn sớm không đảm bảo chất lượng làm cho nai bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy…
Hàng ngày, cho nai con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người.
Nai con được 2-3 tuần tuổi có thể tập cho ăn lá, cỏ tươi…
5-6 tháng tuổi thì cai sữa.
II. Thức ăn và khẩu phần thức ăn:
Nai là loài ăn tạp nhưng thức ăn phải sạch.
Thức ăn cho nai bao gồm, thức ăn xanh tươi, thức ăn ủ xanh của các loại cỏ, cây trồng hoặc tự nhiên như là sung, lá mít, lá giới, lá bưởi, lá xoan, những lá cây, mầm cây ngọt bùi đắng, chát, rau, củ, quả, thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung đạm, khoáng, sinh tố…
Những lá cây, quả đắng chát dùng làm thức ăn cho nai rất tốt.
Khẩu phần thức ăn bình thường 15-20 kg thức ăn xanh tươi, non ngon, 1-2kg thức ăn tinh hỗn hợp hoặc tấm, cám gạo, bắp…
để sống boặc nấu chín, 3-5 kg trái cây như chuối chín, vả, sung, roi…
cho ăn ngày 2 bữa, muối kboáng cho liếm tự do.
Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g…
đất sét vừa đủ 3kg) cho nai liếm 10-15 gam/con/ ngày hoặc cho liếm tự do.
Không nên cho ăn đơn điệu, vì ăn thế nai chóng chán và không đủ chất.
Việc bồi dưỡng bằng thức ăn tinh, củ quả, trứng gà… tùy theo khả năng và không nên cho ăn nhiều quá sẽ gây rối loạn tiêu hóa, chỉ bồi dưỡng cho những con gầy yếu, con đực ở thời kỳ sắp mọc nhung hay sau khi cắt nhung, sau khi giao phối với con cái, con cái ở thời kỳ nuôi con hay sắp tới thời kỳ động dục, con đực vào thời kỳ sắp mọc nhung và con cái vào thời kỳ nuôi con…
Khi mới ăn món lạ có thể nai chưa chịu ăn ngay, ta cho thêm ít muối để kích thích.
Có thể cho muối vào trong một cái ống có dùi nhiều lỗ để nước muối rỉ ra cho nai liếm.
Nai nuôi nhốt, thức ăn do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố…
cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho nai.
Nai ăn thức ăn xanh tươi, rau, củ, quả ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho nai uống tự do.
Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống…