Xây Dựng Và Cải Tạo Vườn Nhãn
Xây dựng vườn nhãn
Để xây dựng vườn nhãn thì cần phải lựa chọn và quy hoạch vưòn trồng.
– Lựa chọn vườn trồng
Chọn nơi có điều kiện môi trưòng thích hợp với sự sinh trưởng của nhãn. Khi chọn vườn nên căn cứ vào các điều kiện sau:
+ Nhiệt độ: Là một trong các nhân tố chủ yếu hạn chế sự sinh trưởng của nhãn, trong mùa đông nhiệt độ thấp nhất có thể hạ xuống rất thấp. Lúc này sẽ làm cho cây bị rét hại. Nếu vùng đố bị sương tuyết thì không thích hợp cho làm vườn trồng.
+ Địa thế: Đất đồng bằng hoặc vùng đồi núi đều có thể trồng nhãn nhưng đất núi lại thích hợp hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do đất núi thoát nước tốt, tốt cho rễ, thông gió thoáng khí, điều kiện ánh sáng tốt hơn ở đồng bằng làm cho chất lượng quả cũng tốt hơn. Đất núi trồng nhãn nên có độ dốc dưới 20° là thích hợp, không nên trồng tại nơi có độ dốc trên 25°. Độ dốc càng lớn đất và nước càng bị xói mòn, thì cũng tốn nhiều công chăm sóc.
+ Hướng dôc: Hướng dốc là một trong những nhân tố quan trọng khi lựa chọn vườn trồng, đặc biệt là tại những nơi có mùa đông lạnh. Hướng dốc khác nhau thi nhiệt độ, ánh siíhg, nhiệt độ đấc vồ độ ẩm cũng khácI nhau. Dốc hướng nam có nhiệt độ đất cao hơn 4 – 5° so với dốc hướng băc, và cao hơn 1″ so với dốc hướng đông và hướng tây. Tại vùng ven biển thường có gió biển vào tháng 7 – 9 nến chọn dốc ngược hướng gió hoặc trồng rừng phồng hộ.
+ Thố nhưỡng: Nhãn là cây có bộ rễ khỏe, thích hợp với nhiều loụi đất, đặc biệt là đất núi (độ pH 5,5 – 6,5). I Đất trồng nhãn nôn chọn nơi có tổng đất dày, thoát nước tốt, có hàm lượng chất hữu cơ cao. Đất cốt khống thích hợp cho trồng nhãn, đặc biệt là cây con, do vậy cần cải tạo đất.
+ Nguổn nước: Vườn nhãn nôn chọn nơi gần nguổn nước như sông, hổ, suối sẽ có lợi cho điều tiết nguồn nước. Mực nước ngầm tại vườn không nên quá cao, thường thấp dưới lm nếu không sẽ làm cho rễ bị thối. Nếu nhất định phải trồng tại nơi có mực nước ngầm cao, nên đào thêm các rãnh và trồng nhãn trên các luông cao.
+ Giao thông: Nên chọn nơi giao thông thuận tiện, thuận lợi cho vận chuyển giống và phân bón.
Quy hoạch vườn nhãn
Khi xây dựng vườn cần làm tốt công tác quy hoạch.
+ Đầu tiên, cần phân thành các khu vực nhỏ Để tiện lợi cho quản lý, người trồng nhãn nên phần vườn thành các khu nhỏ, quy mô của các khu cần căn cứ vào địa hình và diện tích lốn nhỏ của khu trồng, hình dáng của khu nên là hình vuông, để tránh làm xói mòn đât và thuận lợi cho thoát nước. Điều kiện đất, độ dốc, hướng dồc của các khu cần giông nhau đế nâng cao hiệu quá quản lý. Mỗi khu rộng khoảng 3,3 – 3,6ha.
+ Quy hoạch đường đi
Bố trí đường đi trong khu trồng cồn cản cứ vào quy mô địa hình, địa thế, hướng dốc và trình độ cơ khí hóa Hộ thống đường di bao gổm đường chính và đường nhánh. Bố trí đưòng chính cản đặt ỏ giữa, xuyôn suốt vuòn trổng, đường chính trong vưòn trên núi có thổ theo hlnh tròn xung quanh theo hinh chữ z, rộng khoảng 5m, độ dốc không quá 7° để thuận lợí cho xo đi lại. Đường chính có thể bố trí giáp với ranh giới của cốc khu nhỏ. Các đưòng nhánh cẩn tiếp giáp với đưòng chính rộng khoảng 2 – 4m, là đường chủ yếu trong vườn.
+ Quy hoạch hệ thống tưới, thoát nước
Hệ thống tưới thoát nước trong vưởn nhãn bao gồm: Các rãnh chứa nước, rãnh thoát nước, rãnh ngăn nước, cần làm tốt công tác tưới khi hạn thoát khi úng, khi mưa vừa và nhỏ thì không bị mất nước, mưa lớn thì không bị xói mòn.
* Rãnh ngăn nưốc
Trên đỉnh vườn, khi mưa lớn tích trữ một lượng nước lớn, sẽ chảy xuống dưối vườn cây. Do vậy, trên đỉnh vườn cần bố trí các rãnh ngăn nước kích thưốc của các rãnh phụ thuộc vào lượng mưa, thông thường sâu khoảng 0,8 – lm, rộng 0,5m, dưổi đáy rãnh phân thành các rãnh nhỏ, cứ cách 10m lại đặt một hố, độ cao của hô’ thấp hơn đỉnh rãnh để tích nưốc ngăn bùn. Các rãnh ngăn nưốc cần nối tiếp với rãnh thoát nưóc.
Tại vườn cây cần bồ trí các rãnh thoát nước, đế tránh nước mưa chảy xuống các ruộng bên dưới, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
* Các rãnh thoát nước dọc
Nên tận dụng triệt để các rãnh dọc tự nhiên hoặc cũng có thể bố trí các theo địa hình. Độ rộng và sâu của rãnh khoảng 50cm, các rãnh có thể bố trí theo hình bậc thang để phòng tránh xói mòn đất.
* Rãnh chưa nước
Chính là các rãnh trong ruộng bậc thang tại mỗi bặc mở một số hố sâu rộng khoảng 20 – 30cm, rãnh này thông với rãnh thoát nước, khi nhiều nước, nước sẽ tự động chảy xuống rãnh thoát nước.
Khi xây dựng vướn nếu có điều kiện nên lắp đặt hệ thống tưới tự động, cứ 667m2 cần một hổ chưa được 20 – 40m3.
+ Trồng rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ có thể tăng khả năng chống đỡ của vườn với các điều kiện môi trường không tốt và cải : thiên nhiêt đô trong vườn. Đặc biệt, tại các vùng biển hay có bão. Theo quan sát, cây nằm bên trong rừng phòng hộ chịu áp lực gió nhỏ hơn 33%, lượng nước bốc hơi giảm 20%, độ ẩm tăng 6%, nhiệt độ bình quân vào mùa đông tăng 2°.
+ Các công trình kiến trúc khác Khi xây dựng vườn với quy mô lớn, còn cần lắp đặt thêm một số công trình khác như: Nhà ở, nhà kho, khu đóng gói và chế xuất, hồ chứa nước, và các các công trình khác để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất, hay để cái tạo đất cần một lượng lớn phân hữu cơ. Vưòn cây với quy mô lớn nhất định cần phải bố trí những khu sản xuất phân xanh, phân hữu cơ.
Các biện pháp ghép cải tạo vườn nhãn
Ghép nhãn để cải tạo vườn nhãn
Việc trồng nhãn ở Nam bộ trồng nhãn thu lợi nhuận rất cao. Vì vậy nhân dân trồng nhãn rất đông, nhưng họ chỉ trồng giống nhãn thường như nhãn long, nhãn tiêu da bò…Tuy nhiên, chất lượng nhãn không dảm bảo nên giá thành thấp, nhãn không tiêu thụ được.
Tuy nhiên, có nhiều nhà vườn nhãn thực hiện ghép nhãn xuồng cơm vàng (một giống nhãn quý vẫn còn giữ được giá bán cap gấp nhiều lần so với nhãn long và các giống nhãn khác) lên gốc các giống nhãn này.
Theo những người có nhiều kinh nghiệm về cách ghép này. Thì trước khi ghép khoảng một tháng nên bón thêm phân đạm cho cây nhãn long và cả cây nhãn xuồng cơm vàng để cây sinh trưởng tốt, có nhiều nhựa khi ghép dễ thành công. Dùng phương pháp ghép mắt (ghép bo) và tùy từng trường hợp để có thể áp dụng một trong hai cách sau đây:
– Cách 1: Nếu gốc nhãn long còn nhỏ bằng bắp tay, bắp chân thì ghép trực tiếp giống lên gốc ghép. Mỗi gốc nhẫn long thường có vài cành cấp 1, chừa lại một cành làm cành thở, số còn lại ghép “bo” giống nhãn xuồng cơm vàng vào. Phía trên chỗ phân cành 20 – 30cm, chọn nơi có vỏ nhẵn nhụi để mở miệng ghép bằng cách dùng dao mỏng, sắc có mũi nhọn rạch hai đường song song vối thân của cành, mỗi đường dài 3cm và cách nhau l,5cm, phía dưới hai đường song song cắt một đường nằm ngang nôi liền hai đường này lại với nhau tạo thành hình chữ u (phần này goi là “cửa sổ”).
Sau đó, trên cây nhãn xuồng cơm vàng chọn những cành có độ lớn bằng ngón chân cái, chọn những mắt mầm còn tốt, rồi dùng mũi dao nhọn rạch bốn đường xung quanh tạo thành một hình chữ nhật có chiều dài nhỏ hơn 3cm và chiều rộng nhỏ hơn 1,5cm, sao cho khi lắp vừa khít với “cửa sổ” đã mở trên gốc nhãn long (phần này gọi là “bo”), dùng mũi dao bóc lớp vỏ trên “cửa sổ” sau đó bóc tách lấy “bo” trên cành giống. Đặt “bo” giống sao cho vừa khít với “cửa sổ”, rồi dùng dây nilông quấn chặt chỗ vừa ghép. Mỗi gốc nhãn long ghép 3-4 “bo” sau này sẽ có 3-4 cành nhãn xuồng cơm vàng.
• Cách 2: Nếu gốc nhăn long đã lớn, mỗi cây để Iạí một cành nhỏ, số còn lại cưu bỏ (cưa cách phía trén chỗ phrtn cành 20 – 30cm), bón thêm phân, tưới nước giữ ẩm thường xuyên để chỗ cUa ra tược mới, chờ cho tược có độ lỏn cỡ ngón tay là có thể ghép được, về cách ghép cũng tiên hành tương tự nhu trên nhung “cửa Bổ” và “bo” giổng chỉ dài 2cm và rộng lên. Mỗi gốc nhãn long ghép 3 – 4 “bo” giấng nhãn xuồng cơm vàng là vừa.
Sau khi ghép được 2 – 3 tuần mỏ dây nilông kiểm tra nếu thấy “bo” giống còn sống thì cắt bỏ đoạn trên của chỗ ghép (cắt cách chỗ ghép l0cm nếu áp dụng cách 1 hoặc 20 – 30cm nếu áp dụng cách 2). Sau khi cắt một thời gian thì mắt mầm trên “bo” giống sẽ nẩy tược tạo thành cành nhãn xuồng cơm vàng. Đặc biệt, ra lá non cần chú ý phòng trị sâu đục gân lá, bọ cánh cứng ăn lá… Khi cành nhãn xuồng cơm vàng đã ra được nhiều lá thì cắt bỏ cành nhỏ.
Hiện nay, nhiều tinh phía Bắc nhất là khu vực miền núi cũng có thực hiện ghép cải tạo bằng các giống nhãn tốt như nhãn Hương Chi hoặc các giông chín sớm và chín muộn chất lượng cao để bán được giá bàng phương pháp ghép nói trên.
Ghép nhãn lên gốc vải
Hiện nay, việc trồng nhãn theo cách truyền thống, hay cách ghép thông thưòng không mang lại năng suất cao, chất lượng nhãn kém. Vì vậy, một sô’ người đã thử nghiệm và tìm ra phương pháp cải thiện nhãn bằng cách ghép cành nhãn lên gốc vải.
Ban đầu, ngưòi dân đã ghép thử loại nhãn chín sớm gốc Hưng Yên. Loại nhãn này có nhiều ưu điểm như: Quả to, hương vị thơm ngon đặc biệt… Nhưng khi đưa vào ghép với vải lại không thích hợp. Các mầm ghép không mọc, có mầm nào mọc thì cũng quặt quẹo rồi chết. Nhưng sau đó, họ lại tiến hành ghép loại nhãn chính vụ Hà Tây. Kết quả ghép rất tốt, những mầm ghép của giông nhãn này trên cành vải lại phát triến xanh tốt.
Nếu loại nhãn này trồng thì phải 3 năm mói cho thu hoạch, nhưng khi ghép trên cây vải chỉ một năm đã cho quả. Vậy là trên cây vải lại cho ra những chùm nhãn mọng nước, thơm lừng. Không chỉ vậy, giá bán loại nhãn ghép này còn cao gấp 4 – 5 lần so với giá vải thiêu.
Sau khi ghép thành công những mầm nhãn trên cây vải, họ lại tiếp tục mở rộng diện tích nhãn ghép trên những cây vải khác. Hút kinh nghiệm từ những lần tritóc mỗi cây chỉ chặt khoảng 5 cành I giữa tán có đường kính khoảng từ 20 – 30cm để ghép nhăn, số cành còn lại vẫn cho thu hoạch vải bình thường. Sau khi nhãn lớn, cho thu hoạch ôn định thì mới tiếp tục cắt bò sô’ cành vải còn lại.
Một số giông nhãn mới
Các giống nhăn này được tuyen chọn từ cốc cá thể đầu dòng của nhãn lồng Phố Hiến (Hưng Yên), được bồi dục và trồng thử nghiệm nhiều năm ỏ Viện nghiên cứu rau quả và nhiều vùng sinh thái khác nhau của vùng đổng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc đạt kết quả tốt và ổn định.
– Nhóm chín sớm: Có thể sử dụng giống PHS – 99 – 1 1 l(Phố Hiến sớm). Giống nhãn này năng suất trung bình đạt 175kg/cây, cao hơn năng suất trung bình củă nhóm chín sớm là 56,6%. Khối lượng trung bình quả đạt 80 quả/kg, cơm quả dày, giòn dễ tách, tỷ lệ thịt quả đạt 64,2%, ăn ngọt đậm và thơm, độ Brix đạt 19,1%. Thích hợp cho ăn tươi và chế biến đồ hộp. Thời gian cho thu hoạch từ 15 đến 22/7.
– Nhóm chín chính vụ: Có thể sử dụng giống PHT I 99-1-1 (Phố Hiến chính vụ) cho năng suất 95kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm chính vụ 39,2%. Quả to, trung bình 64 quả/kg, cơm dày, giòn, dễ tách, tỷ lệ thịt quả đạt 66,9%, độ Brix cao: 21,1% ăn ngọt đậm, thơm, được nhiều người ưa chuộng, có thể ăn tươi và chế biến. Thời gian cho thu hoạch từ ngày 22 tháng 7 đến ngày 5 tháng 8 âm lịch.
– Nhóm chín muộn: Nên sử dụng giông PHM – 99 – 1 Ị 1 (Phố Hiến muộn): Năng suất đạt 200kg/cây, cao hơn năng suất trung bình cua nhóm là 193,2%, Khối lượng quả trung bình đạt 85 quả/kg, cơm dày, giòn, dễ tách, tỷ lệ thịt quả khố cao: 74,8%. Tuy ít thơm nhưng ốn ngọt đậm, độ Brix cao: 20,1%, thích hợp cho ăn tưới và chế biến đá hộp. Thòi gian cho thu hoạch kéo dài từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9.
Hiện nay ỏ miền Bác trên 90% nhăn đang cổ là nhãn chính vụ nên trồng nhãn muộn góp phần rải vụ bởi giông nhàn này chín sau 2/9. Khi trổng bà con nên chú ý cây đúng giống, đúng tiêu chuẩn (chiểu cao, đường kính, gốc ghép) và nên mua ỏ những cơ sở trạm, trại, viện, trường hoặc những cơ sả tư nhân được công nhận chứ không nên mua của người bán dạo. Các cơ sỏ bán giống phải có cây đầu dòng và chọn gộc ghép thích hợp chứ không phải là từ nguồn thu gom lung tung.
Gốc dùng để ghép rất quan trọng. Nếu lựa chọn gốc ghép không đúng đến khi ghép nó sẽ cổ những biến dạng khác nhau do ảnh hưỏng của hạt ghép, lô ghép lên cây gây quả chín sớm, chín muộn, quả to, quả nhỏ, ra sổm, ra muộn… Nghề làm cây ăn quả của thế giới cũng như VN gốc ghép rất quan trọng, ơ châu Âu có cuộc cách mạng rất lớn trên táo ở thê kỷ 19. Khi đó, trại giông hoàng gia Anh từng thu thập khắp hạt giông táo ồ các nước châu Âu và tìm ra một loại gôc ghép khi ghép cây lùn lại, tán nhỏ, năng suất quả cao, dễ hái quả, trồng mật độ cao, dễ chăm sóc…
Đặc biệt đôì vối nhãn thì gốc ghép tốt nhất cho nhãn muồn là giống nhãn nưóc.
Mặt khác, ở các nhà vườn có hiện tượng lấy lung tung mắt ghép. Theo quy định sản xuất gíấng phải có cây đầu dòng, được công nhận và cơ sỏ phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống mình làm ra.
Ví dụ một cơ sở sản xuất nhân muộn xuất 2 vạn cây giống/năm phái có 3 vạn mát ghép mối đủ trong khi một cây đầu dòng 5 – 6 năm tuổi khai thác hết cỡ khoảng 2.000 mắt ghép thì không đủ ghép mấy vạn cây kia. Họ không hiểu nhiều vể kỹ thuật sản xuất giống tốt dẫn đến nguy cơ khi sản xuất ra rất nhiều, người dân trồng với diện tích lớn chất lượng kém sẽ rất khó xuất khẩu cũng như không đáp ứng được thị trường trong nước.
Hiện nay, có bốn giống nhãn chín muộn là Phố Hiến muộn PHM 99-1-1, Phô’ Hiến muộn PHM 99-1-2, Hà Tây muộn (Quổíc Oai) HTM1 và giống Hương Chi HC4 (có đặc điểm là ra nhiều đợt hoa). Cách phân biệt cây giống qua ngoại hình rất khó biết đâu là nhãn chín muộn, đâu là nhãn thường trừ Hương Chi muộn do vậy người trồng nhãn không nên mua ỏ những nơi rõ ràng nguồn gốc nhãn.
Bên cạnh đó, đất thích hợp với cây nhãn phải tơi xốp, đủ ẩm nếu chủ động được nưóc thì có thể trồng lẽn cao nhưng lưu ý nhãn chịu hạn kém, không thể trồng lên đỉnh đồi rồi không tưới tiêu. Khi có giống tốt, đất tốt cần những kỹ thuật đi kèm theo là bón phân, cắt tỉa đặc biệt là tỉa hoa, quả. Bao bọc quả (bằng bao chuyên dùng hoặc bằng cói, rọ tre) chính là biện pháp hữu hiệu để giảm sô” lần phun thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời điêm nhãn muộn thu hoạch, ở miền Bắc có nhiều loại quả có múi, xoài rồi là hoa quả ở miền Nam cho thu hoạch.
Vì vậy, nếu trồng nhãn muộn mà chất lượng kém giá đắt sẽ không bán được. Do đó, lời khuyên của cạnh chuyên gia là muốn cải tạo vườn là phải căn cứ vào chính mảnh vườn của gia đình mình để tìm ra một loại cây phù hợp nhất về chất đất, khí hậu, thị trường chứ không nhất thiết phải là nhãn muộn. Mọi người đều trồng nhãn muộn thì muộn lại thành vụ chính.
– Quy hoạch vùng trồng: Các giông tuyển chọn ở cả ba nhóm chín sớm, chín chính vụ và chín muộn nên bố trí tập trung ỏ các tỉnh đồng bằng sông Hồng, vùng thấp của một sô’ tỉnh Trung du miền núi (Sơn La, Thái Nguyên, Vinh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh…) và một phần nhỏ ở các tỉnh Bắc trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An).
– Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng:
+ Mật độ, khoảng cách trồng: Nên trồng với mật độ trung bình từ 500 – 600 cây/ha, tương đương với khoảng cách 4m – 5m. Trong điều kiện thâm canh cao, có thê trồng vối mật độ 1.100 cây/ha, tương đương với khoảng cách trồng 3m – 3m.
– Kỹ thuật đốn tỉa: Biện pháp đốn tỉa có tác động rõ rệt đến sô’ lượng hoa/chùm, tỷ lệ đậu quả, từ đó dẫn đên có sự tăng năng suất rõ rệt so với không áp dụng kỹ thuật cắt tỉa. Trong trường hợp này người trồng nhãn nên sử dụng kỹ thuật cắt tỉa lộc kết hợp vói tỉa hoa và tỉa quả cho năng suất thu hoạch cao hơn so với chỉ áp dụng từng khâu kỹ thuật đôn tỉa đơn lẻ.
– Xử lý tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả: Sử dụng KCIO3 làm tăng khả năng ra hoa của cây hoặc có thể xử lý cho nhãn ite hoa trái vụ. Đe tăng khả năng ra hoa của cây, xử lý KCIO3 với liều lượng 90 – llOg/cây vào thời điểm từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 15 tháng 2 bằng cách pha thành dung dịch và tưới trực tiếp vào vùng đất xung quanh gốc. Để xử lý cho nhãn ra hoa quả vụ, xử lý với liều lượng tương tự vào tháng 12 hoặc sau khi kết thúc nở hoa đối với các cây không ra hoa tự nhiên.
– Bổ sung dinh dưỡng qua lá: Sử dụng các loại phân bón lá: FITO, Bortrac, kích phát tố hoa quả thiên nông, Bimix theo hưống dẫn được ghi trên bao bì của từng loại chế phẩm.
Trẻ hóa vườn nhăn
Ở những vùng trồng nhãn truyền thống người dân chủ yếu ỏ đây trồng giống nhãn lồng Hưng Yên, tuy nhiên việc chăm bón cho cây, do tập quán lâu nay không được chăm bón thường xuyên, vì vậy cây càng nhiều năm thì càng cằn cỗi, ít quả, quả nhỏ, giá thành không cao so vối các giống nhãn mới, nhiều gia đình trong xã đã phá bỏ hàng loạt cây già cỗi.
Gần đây nhiều người dân đã tiến hành cải tạo, trẻ hóa vườn nhãn, bằng phương pháp ghép non của các giống nhãn có chất lương lên chồi gốc, chồi cành, những cây nhãn già. Sau hai năm ghép, vườn nhãn có quả trĩu cành, khác hẳn vói nhãn lồng buông quả đơn trước đây, giống Hương Chi được ghép trên gốc nhãn lồng, cho quả theo dạng chùm cọc, quả to nặng cân, chất lượng hơn hẳn giống nhãn cũ.
Theo các kỹ sư trực tiếp thực hiện trẻ hóa vườn nhãn thì: Các cây ghép và cải tạo chăm sóc đều sinh trưởng tốt, nhiều hộ gia đình thực hiện trẻ hóa vườn nhãn, đã có thu hoạch rất cao.
Hiện nay, nhiều trang trại thuộc đồng bằng Sông Hồng sau khi đi tham quan những mô hình trẻ hóa vườn nhãn đểu có nhu cầu trẻ hóa vườn nhãn của gia đình mình.
Theo các nhà khoa học nhận xét, đây là một tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả giúp cho các nhà vườn cải tạo được vườn nhãn già cỗi có thu nhập thấp. Trên gốc nhãn già dùng làm gốc ghép vổi các chồi ghép của các giống cây đầu dòng có chất lượng quả ngon, năng suất cao, tạo nên sức trẻ của vườn cây, hạn chế được sâu bệnh, chủ động được thời vụ, nhất là rải vụ vói các giống nhãn chín sớm và chín muộn giúp nhà vườn có thu nhập cao.
Từ kết quả ban đầu với quy mô trẻ hóa tại một số nơi, nếu các vưòn nhãn già thuộc khu vực đổng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc được cải tạo theo hướng này, sẽ cho tăng sản lượng quả hàng năm vối chất lượng quả ngon, đồng thời ngưòi làm vườn có thu nhập cao. Hơn nữa, vấn đề quản lý nguồn giông ghép phải được chú trọng vói các vườn cây đầu dòng được công nhận ỏ địa phương. Việc chuyển giao công nghệ ghép những mầm non (mắt ghép) khác với việc dùng cành ghép trước đây; phải được đào tạo thành những chuyên gia giúp nông dân trong lĩnh vực này.
Theo người trồng nhãn, một cây nhãn già khi chặt cành, cưa gôc, có thể sinh nhiều chồi lộc mới (trị giá trên 5000 đồng). Như vậy, mỗi cây nhãn kể cả tiền công ghép mắt cộng vâi lượng phân bón đầu tư, chi phí lên tới hàng trăm ngàn đồng, các nhà vườn không thể một lúc cải tạo 100% cây già cỗi trong vườn mà cải tạo cuốn gói theo sức đầu tư của mình. Giống nhãn Hương Chi có ưu điểm tỷ lệ đậu hoa cao, song cũng có nhược điểm hoa nở làm 3 đợt, khiến cho tỷ lệ quả chín không đều. Tuy nhiên, có thê điều tiết nở hoa, tạo ra 3 thòi điểm thu hoạch vối lứa hoa đầu nhãn sốm, lứa hoa thứ 2 nhãn trung và lứa hoa sau nhãn muộn, đây chính là bí quyết rải vụ của các nhà vườn. Hiện tượng nhãn thường mất mùa, cũng được khắc phục trong chế độ chăm bón, tăng sức sinh trưởng cho cây, để năm nào cây cũng sai quả.
Kỹ thuật thay tán bằng phương pháp phép trong cải tạo vườn nhãn
Cành ghép là giống nhãn lồng ỏ các cây tuvển chọn đầu dòng. Các cây nhãn quả xấu năng suất thấp (3 tuổi. Dây nilông, dao, kéo, cưa chuyên dùng cho ghép cây.
Ghép thay tán cao đối vối các cây nhãn xấu có tuổi từ 3 – 6 tuổi. Ghép thay tán thấp đối với các cây nhãn xấu khoảng 7 tuổi.
Đầu tiên, dùng các cây non 3 1 6 tuổi, chiều cao cây 2 1 3cm vào vụ Xuân (tháng
4) và vụ Thu (tháng 9), chọn các cành có đường kính từ 1 – 3cm phân bố đểu trên tán. Cành được cắt cách vị trí phẩn cành lOcm, cắt xong ghép ngay. Đối với các cây khoảng 7 tuổi, tiến hành thay tốn trên cành cấp 1 và cấp 2. Vào đầu vụ Xuân và đầu vụ Thu, dùng cưa cắt hết các cành cấp 1, cấp 2 ở vị trí cách điểm phân cành 15cm. Đến khi mầm mọc có đưòng kính từ 1 – 3cm, thì tiến hành ghép.
Có thể dùng phương pháp ghép cành chẻ bên, trên tán mỗi cành để lại 2 – 3 cành không ghép, để làm cành dinh dưỡng, đến khi cành ghép nẩy mầm lá chuyên xanh, thì cắt bỏ số cành để lại. Mỗi loại đưòng kính có sỏ cành ghép là 30 cành. Tỷ lệ ghép sống ở các kích thước đường kính khác nhau.
Tùy theo tuổi cây mà chọn hình thức thay tán thích hợp, đối với cây 6 năm tuổi nên thay tán ở vị trí cao. Ghép ò vị trí cành có đường kính 1 – 2cm cách vị trí phân cành 15cm đạt tỳ lệ ghép sống 73,6 – 86,3%. Các cây khoảng 7 tuổi, nên đôn cành ghép mầm, dùng cưa cắt hết cành cấp i, cấp 2 ỏ vị trí cách điểm phân cành lữcm, chờ mầm lớn lên có đường kínk 1 – 2cm thì ghép, đạt tỷ lệ ghép sống 76,7 – 86,3%. Bên cạnh đó, cần có biện pháp bảo vệ cành ghép khỏi bị gió bão làm gẫy trong thòi gian vết ghép tiếp hợp chưa thật vững chắc.
Trồng nhãn ghép dòng hương chi
Đây là dòng nhản tốt nhất trong dòng nhãn lồng Hưng Yên (nhãn tổ). Loại nhãn hương chi quả to, cùi dày, ngọt sắc, ít mất mùa, phát triển nhanh, trồng sau 1 12 năm đã ra quả.
– Chọn đất trồng:
+ Nên chọn thê đất cao, nếu đất thấp nên đắp mô cao đê trồng. Mô phải được ải từ trên xuông dưới. Không nên trồng trên đât chua hoặc đất vượt lập từ dưối sâu chưa qua ải. Vói đất đồi phải trồng theo đường đồng mức đê chổng xói mòn và có phủ để giữ ẩm.
+ Sau khi đắp mô, trộn phân chuồng ủ mục hoặc phân vi sinh (5 + lOkg) đảo kỹ với đất theo tỉ lệ 1 phần phân/10 phần đất.
+ Thòi gian ủ đảo trước khi trồng càng dài càng tốt, không dưới 10 ngày.
Chọn giống:
Giống ghép được mua tại các vườn có giống gốc, Viện Nghiên cứu rau quả, các trạm giống để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc.
Cách trồng:
+ Mật độ trồng: Tuỳ theo đất tốt xấu mà khoảng cách cây cách cây 8 – lOm. Nhưng hiện nay, để có thế thu hoạch sóm sau 3 – 5 năm trồng, đầu tiên người nông dân cần áp dụng trồng dày gấp đôi (4 – 5m/cây), sau 10 – 15 năm sau trồng, khi có hiện tượng gây cốm, tiến hành chiết bỏ cây ở hàng giữa đi, đảm bảo mật độ 8 – lOm/cây.
+ Chọn ngày có thời tiết tốt: Đầu tiên bới đất, đặt bầu cây (tháo dây và bỏ bao nilông) vào hố, lấp đất vừa kín bầu. Mỗi cây mói trồng có buộc chéo 2 – 3 cây tre đế gió không làm lay gốc, rồi phủ bèo, tưối ẩm, phải tưổi nhiều lần mới đủ ẩm.
+ Thời gian đầu cây chưa phủ đất, có thể trồng xen táo, đu đủ, na, cam quýt, rau, đậu đỗ…
* Phòng trừ sâu bệnh:
+ Mỗi năm nên quét nưốc vôi cho nhãn ít nhất 2 lần vào tháng 2 – 3 và 9 – 10 để phòng trừ sâu đục thân.
+ Thường xuyên bắt và phun thuốc Pasa hoặc Mnitor trừ bọ xít.
+ Đặc biệt, vào thời kỳ nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, mua nhiều phun Boocdo hoặc Puga trừ bệnh sương mai.
+ Sau khi thu hoạch xong, bấm ngọn, tỉa cảnh con và tiến hành chăm bón ngay.
+ Để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, tiến hành biện pháp kìm hãm sinh trưởng trước lúc ra hoa theo hướng dẫn kỹ thuật…