Thức ăn cho bò thịt
1. THỨC ĂN THÔ XANH
1.1. Nguồn thức ăn thô xanh
Các loại thức ăn thô xanh phổ biến như cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây ngô gieo dày, cây ngô sau khi thu bắp còn tươi, các loại lá cây, dây khoai lang, cây lá lạc,… Thức ăn thô xanh là thức ăn chủ lực, rất quan trọng đối với bò. Thức ăn thô xanh có đặc điểm là tỷ lệ nước cao, khối lượng lớn, giá trị dinh dưỡng thấp, có độ ngon miệng cao, bò thích ăn. Giải quyết thức ăn thô xanh cho bò thường bằng hai biện pháp: Trồng cỏ và tận đụng các phụ phế phẩm của trồng trọt.
1.2. Một số giống cỏ năng suất cao và kỹ thuật trồng
a. Cỏ Voi
– Cỏ Voỉ có thế cao tới 3 – 4 m, là loại cỏ Hòa thảo nhiệt đới nên cần đủ độ ấm và nhiệt độ thích hợp là 25 – 30°C .Cỏ Voi ưa đất tốt, có tầng canh tác sâu, giàu mùn, không ưa đất cát và bị ngập nước. Thời vụ trồng từ tháng 4 đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11, chu kỳ sử dụng 3 – 4 năm. Nếu trồng thâm canh, có thể đạt năng suất từ 250 – 300 tấn cỏ/ha/năm.
– Kỹ thuật trồng: Áp dụng quy trình trồng cỏ Voi do cán bộ khuyến nông địa phương hướng dẫn
b. Cỏ Sả
– Cỏ Sả hay còn gọi là cỏ Ghi-nê, cỏ Sữa, cỏ Tây Nghệ An: Là loại cỏ chịu hạn và nóng, chịu giẫm đạp. cỏ mọc thành bụi, thân lá mềm, bò thích ăn. Có 2 loại cỏ Sả: cỏ sả lá nhỏ trồng để tạo các bãi chăn thả bò, bảo vệ đất; cỏ sả lá lớn dùng để cắt cho ăn tại chuồng. Nếu chăn thả, năng suất có thể đạt 50 – 60 tấn/ha; trồng thu cắt đạt 60 – 80 tấn/ha.
– Kỹ thuật trồng: Áp dụng quy trình trồng cỏ sả do cán bộ khuyến nông địa phương hướng dẫn.
c. Cỏ VA06
– Cỏ VA06 là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ Voi và cỏ Đuôi sói của châu Mỹ. cỏ VA06 có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, bộ rễ phát triển rất mạnh, dài tới 3 – 4 m. cỏ VA06 có thể sinh trưởng quanh năm, chiều cao thân trung bình 4 – 5 m, đẻ nhánh rất khỏe, cỏ có năng suất rất cao, năng suất năm đầu có thể đạt trên 220 tấn/ha, từ năm thứ 2 – 6 có thể đạt 480 tấn/ha. Một năm cắt 6 – 8 lứa, nếu chăm sóc tốt có thể cắt được 10 lứa.
– Kỹ thuật trồng cỏ VA06: Tương tự như kỹ thuật trồng cỏ Voi.
1.3. Ủ chua thức ăn thô xanh
Thức ăn thô xanh thường phong phú trong mùa Hè – Thu nhưng lại thiếu trong mùa Đông – Xuân hoặc mùa khô. Những hộ nuôi vài ba con bò trở lên thường thiếu thức ân thô xanh trong mùa khô, do đó cần áp dụng kỹ thuật ủ chua thức ăn để dự trữ cho bò vào mùa thiếu cỏ.
• Nguyên liệu để ủ xanh: cỏ tự nhiên, cỏ trồng như cỏ Voi, cỏ Ghi-nê, cây ngô bắp ngậm sữa, thân cây ngô sau khi thu bắp khô, ngọn mía,…
• Chuẩn bị chỗ ủ: Có thể ủ trong bể/hố ủ hoặc ủ trong các túi ni-lông dày. Bể ủ nên xây bể nổi bằng gạch, xi-măng.
Xây bể ủ to hay nhỏ tùy thuộc vào số lượng bò nuôi. Một hố ủ có thể tích khoảng 1,5 m3 (1 m x 1 m x 1,5 m) có thể ủ được 750 kg – 900 kg cỏ Voi hoặc cây ngô (tương đương 1 sào Bắc Bộ cây ngô), đủ cho một con bò ăn trong 3 tháng mùa đông (một bò trưởng thành có thể cho ăn 12 – 15 kg thức ăn ủ chua/ngày).
• Kỹ thuật ủ: Để ủ chua thành công, cần chú ý 5 vấn đề:
– Thức ăn thô xanh cắt về, rải ra phơi tái độ 1/2 ngày cho đến khi độ ẩm xuống còn khoảng 65 – 70% sau đó cắt ngắn 2 – 2,5 cm (nắm một nắm cỏ đã cắt vào lòng bàn tay, thấy lòng bàn tay ấm nhưng không ướt, nắm cỏ từ từ nở ra là độ ấm đạt 65 – 70%).
Đối với thân cây ngô sau khi thu bắp khô không cần phơi thêm, chỉ bỏ gốc và phần lá già bên dưới, sau đó cắt ngấn và ủ ngay
– Công việc ủ chua phải làm xong trong cùng ngày, không được để qua ngày hôm sau.
– Bổ sung một số thức ăn tinh như bột sắn, bột ngô hoặc rỉ mật bằng khoảng 2-3% lượng thức ăn thô xanh đem ủ (đối vớì thân cây ngô sau thu bắp khô bổ sung 5%), ngoài ra thêm muôi ăn 0,5%, phân đạm urê 0,5%.
– Phải đầm nén thật kỹ sau khi rải mỗi lớp thức ăn, đặc biệt là 4 góc. Trên cùng phủ một lớp rơm dày 15 – 20 cm, Phủ ni-lông dày lên trên, chú ý chèn kỹ ni-lông xung quanh thành,
– Không để nước mưa chảy vào bể ủ. Không ủ trong những ngày trời mưa.
2. THỨC ĂN THÔ KHÔ
2.1. Nguồn thức ăn thô khô
Thức ăn thô khô bao gồm các phụ phế phẩm trồng trọt như rơm, cỏ khô, dây lang, dây lạc khô, bã sắn khô,…
2.2. Kỹ thuật ủ rơm với urê làm thức ăn cho bò
• Công thức ủ rơm với urê:
STT | Nguyên liệu | Công thức 1 | Công thức 2 |
1 | Rơm khô | 100 kg | 100 kg |
2 | Nước sạch | 80 – 100 lít | 80 – 100 lít |
3 | Urê | 4 kg | 3 kg |
4 | Muối ăn | 0,5 kg | |
5 | Vôi bột | 0,5 kg |
• Các bước tiến hành:
– Cân 10 kg rơm khô (rồi dùng dây bó rơm đó làm chuẩn để định lượng cho các bó khác), trải rơm vào hố ủ từng lớp dày 10-20 cm.
– Đổ nước lã vào thùng tưới 10 lít.
– Cân 400 g urê hoặc dùng lon sữa bò để định lượng (1 lon sữa bò bằng 400 g urê).
– Hòa tan urê vào thùng nước 10 lít.
– Tưới nước urê lên rơm đều theo từng lớp (có thể tưới các lớp ở dưới ít hơn vì sau đó các lớp trên cũng sẽ chảy xuống dưới).
– Dận nén rơm trong hố ủ cho thật chặt.
– Cân tiếp 10 kg rơm mới và làm như các bước trên.
– Dùng ni-lông hoặc vải cao su phủ kín lên trên và xung quanh để giữ kín hơi.
3. THỨC ĂN TINH
3.1. Nguồn thức ăn tinh
Các loại thức ăn tinh bao gồm: Các loại hạt cốc và phụ phẩm (gạo, ngô, cao lương, cám gạo, cám ngô, củ quả khô như sắn khô, khoaỉ khô,…); các loại củ quả tươi như khoai lang, khoai tây, sắn, bí đỏ,…; phụ phẩm của công nghiệp rượu bia (bã rượu, bã bia), công nghiệp chế biến rau quả, sản xuất đường (rỉ mật),…; các loại hạt có dầu (đậu tương, lạc, hạt bông) và khô dầu của chúng (khô dầu lạc, khô dầu đậu tương,…); các thức ăn đạm có nguồn gốc động vật (bột thịt xương, bột cá,…).
3.2. Phối chế thức ăn tinh cho bò thịt bằng nguyên liệu địa phương
Để giảm chi phí thức ăn tinh hỗn hợp cho bò thịt, người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có ở địa phương để tự phối chế. Lợi dụng sự hoạt động của hệ vi sinh vật, một số nguyên liệu sẵn có, giá rẻ như bột sắn khô được sử dụng với tỷ lệ cao, cho thêm rỉ mật, urê để tạo ra hỗn hợp thức ăn tinh giá thành thấp mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về năng lượng đạm thô cho bò
Dưới đây là một số công thức phối chế thức ăn tinh cho bò thịt (tính theo tỷ lệ % của nguyên liệu)
Nguyên liệu | Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 3 |
Bột sắn khô | 80 | 60 | 42 |
Bột ngô | 0 | 25 | 50 |
Khô dầu (40% đạm thô) | 12 | 7 | 0 |
Rỉ mật | 5 | 5 | 5 |
Urê | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
Muối ăn | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
Bột xương | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
Cộng | 100% | 100% | 100% |
3.3. Thức ăn hỗn họp công nghiệp cho bò thịt
Khối lượng bò thịt (kg) | Cỏ tươi (kg) | Thức ăn hỗn hợp công nghiệp (kg) |
100 | 10 | 1,0 – 1,5 |
150 | 15 | 1,5 – 2,5 |
250 | 25 | 2,5 – 3,5 |
350 | 35 | 3,5 – 5,0 |
4. CÁC CHẤT KHOÁNG VÀ VITAMIN BỔ SUNG
– Chất khoáng: Các chất khoáng đa lượng chủ yếu như muối ăn, can-xi, phốt-pho. Chất khoáng vi lượng cần thiết như i-ốt, sắt, đồng, kẽm, cô-ban.
– Vitamin: cần quan tâm tới các vitamin A, D, E nhất là vitamin A vì dễ thiếu hụt trong mùa đông. Vitamin nhóm B, vi sinh vật có thể tự tổng hợp được.