Thu Hoạch Và Chế Biến
Xơ bông vải là nguyên liộu cho ngành công nghiộp đột. Kỹ thuật kéo sợi trong ngành công nghiệp dệt với các thiết bị hiộn đại đồi hỏi rất nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật cơ bản của bông xơ mới thực hiộn được. Những khuyết tật của bông xơ như độ bển, độ chín kém, độ đồng đều trong một lô bông hoặc lẫn nhiều tạp chất trong xơ bông (ở Việt Nam chủ yếu là dây nilon, sợi PP) đã gây ảnh hưởng lớn đến các lô sợi, lô vải dệt ra không đạt tiêu chuẩn chất lượng, làm tổn hại đáng kể về kinh tế cho ngành dột may.
Vì vậy cùng với việc tăng năng suất và mở rộng diện tích cây bông, thì chất lượng bông xơ phải đặc biệt được quan tâm. Trong vài thập kỷ qua ngành bông Việt Nam đã có chương trình và các dự án “Nâng cao chất lượng bông xơ Việt Nam” đạt kết quả tốt, tạo được chất lượng bông xơ đáp ứng yêu cầu của ngành dệt may.
Kết quả phân tích xơ bông của Viện Nghiên cứu phát triển Bông thì trên các giống bông khác nhau, thuộc các vùng sinh thái khác nhau cho thấy chất lượng bông xơ Việt Nạm qua một số chỉ tiêu được phân tích đánh giá qua hệ thống thiết bị hiện đại HVI không thua kém gì bông các nước như Mỹ, Liên Xô (cũ), Australia, Ấn Độ…
Chiều dài xơ trung bình các giống từ 30,2 – 31,1 mm, độ đều 81,5 1 86,5%, độ chín 0,89 – 0,91%, độ mịn 4,29 – 4,59 µg/inch, chỉ số xơ ngắn 5,4 – 6,2% va độ ben 33,3 – 35,5 g/tex.
Bảng 18. Chất lượng của các giống bông khảo sát ở các vùng (Bông dựa nưổc trời tại Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ)
STT | Giống bông | Chiểu dải xơ(mm) | Độ đểu xớ (%) | Độ chín (%) | Độ mịn (πg/inch) | Chỉ số sơ ngắn (%) | Độ bển (g/tex) |
1 | VN15 đ/c | 31,0 | 86,2 | 0,90 | 4,32 | 5,7 | 34,3 |
2 | VN01-2 | 30,4 | 86,4 | 0,91 | 4,54 | 5,8 | 35,5 |
3 | VN 01-3 | 30,4 | 85,7 | 0,89 | 4,29 | 6,1 | 33,3 |
4 | VN 02-1 | 31,1 | 85,3 | 0,90 | 4,32 | 6,4 | 33,8 |
5 | VN 02-2 | 31,1 | 85,3 | 0,90 | 4,49 | 6,2 | 33,6 |
6 | VN 02-3 | 30,8 | 86,5 | 0,91 | 4,43 | 5,4 | 35,5 |
7 | VN 02-4 | 31,3 | 85,1 | 0,90 | 4,31 | 6,1 | 34,2 |
8 | VN02-5 | 30,9 | 85,8 | 0,91 | 4,54 | 6,1 | 34,7 |
9 | VN 02-6 | 31,0 | 86,3 | 0,91 | 4,58 | 5,8 | 34,6 |
10 | VN 02-7 | 30,8 | 85,4 | 0,91 | 4,52 | 6,0 | 34,1 |
| Trung binh Tiêu chuẩn LSD CV(%) | 30,8 ≥ 28,0 NS 1,64 | 85,8 83,0 NS 1,19 | 0,90 0,86 NS 1,52 | 4,45 3,5 – 4,5 NS 4,35 | 5,97 NS 12,86 | 34,4 ≥ 30,0 NS 7,3 |
Kết quả nghiên cứu của Viện Bông về các đợt thu hoạch của nông dân ở các vùng trồng bông Đông Nam bộ Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ đều cho thấy: Đợt thu hoạch từ khi bắt đầu quả nở đến ngày 20 – 25 thì cắc chỉ tiêu chất lượng rất tốt, còn từ 25 ngày sau quả nở trở đi thì các thông số kỹ thuật có giảm như chiều dài xơ, độ chín và độ mịn.
Tỉnh | Đợt thu | Dài (mm) | Đều (%) | Xơ ngắn (%) | Bền (g/tex) | Giãn (%) | Mịn (µg/inch) | Chín (%) | Màu sắc | ||
Rd | +b | Phân loại | |||||||||
Đồng nai | Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ | 31,4 29,8 29,3 | 86,1 84,7 84,7 | 6,2 7,0 7,3 | 34,4 33,9 33,8 | 6,0 6,1 6,1 | 4,39 4,51 4,18 | 0,90 0,91 0,98 | 80,1 79,1 81,2 | 13,2 13,3 12,8 | 13-1 13-1 13-1 |
T.bình | 30,2 | 85,1 | 6,8 | 34,0 | 6,1 | 4,36 | 0,90 | 80,1 | 13,1 | 13,1 | |
Bình thuận | Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ | 30,0 29,5 27,4 | 85,6 84,6 81,9 | 6,8 7,2 9,3 | 34,1 34,2 31,0 | 5,9 5,8 6,0 | 3,54 3,21 2,74 | 0,85 0,85 0,81 | 80,4 81,5 83,6 | 13,1 12,7 12,4 | 13-1 12-1 12-1 |
T.bình | 28,9 | 84,0 | 7,8 | 33,1 | 5,9 | 3,16 | 0,84 | 81,8 | 12,7 | 12,1 | |
Tây Nguyên (Daklak) | Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ | 30,7 30,4 29,0 | 86,5 85,6 83,2 | 5,7 6,2 7,7 | 35,8 33,8 31,0 | 6,5 6,3 6,5 | 4,65 4,36 2,97 | 0,92 0,90 0,82 | 82,4 82,8 84,6 | 13,0 12,8 12,4 | 12-1 12-1 12-1 |
T.bình | 30,0 | 85,1 | 6,5 | 33,5 | 6,5 | 3,99 | 0,88 | 83,3 | 12,7 | 12,1 |
Nhìn chung chất lượng bông xơ Việt Nam khá tốt các công ty dệt thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam cho rằng nếu làm tốt khâu thu hoạch, phân loại và chế biến thì bông xơ Việt Nam hoàn toàn có thể thay thế bông xơ của nước ngoài.
Chất lượng xơ bông phụ thuộc từ việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác bông, khâu thu hoạch bông bảo quản, phân loại, thu mua, kiểm tra chất lượng bông hạt, chế biến, phân lô)..
Để đảm bảo chất lượng xơ bông theo yêu cầu kỹ thuật của công nghiệp dệt, yêu cầu thực hiện tốt công tác thu hoạch và chế biến dưói đây:
I. THU HOẠCH VÀ PHÂN LOẠI BÔNG HẠT NGOÀI SẢN XUẤT
1. Thu hoạch
Bông dựa nước trời nên đôi khi mưa kéo dài ở cuối vụ đã làm ảnh hưởng đến chất lượng xơ bông, đặc biệt màu sắc xơ bông, độ bền và độ tạp chất trong xơ bông.
Bông thường nở vào tháng 11-12 nên để tránh gặp mưa phải thu hoạch kịp thời. Nếu để bông lâu trên đồng sẽ giảm độ sáng màu của xơ bông, bông dính nhiều lá khô, bụi nhất là gặp mưa sẽ làm giảm độ bền xơ nghiêm trọng. Do vậy ở thời kỳ thu hoạch, người cán bộ kỹ thuật khuyến nông và nông dân trồng bông cần phải quan sát quả nở trên cây và theo dõi thời tiết thường xuyên đê kịp thời thu bông hạt đỡ tốn công lại đảm bảo được chắt lượng bông tốt. Thu bông tiến hành làm 3 đợt:
Đợt 1: Thu khi bông có 5 – 6 quả gốc nở tung.
Đợt 2: Thu bông ỏ tầng giữa, sau thu lần 1 từ 10 -15 ngày.
Đợt 3: Thu vét đợt cuối khi cây bông còn 3-5 quả ngọn và quả đầu cành.
2. Phân loại bông hạt
Khi thu hoạch người nông dân nên tiến hành phân loại bông hạt ngay trên đồng ruộng theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, không thu bông múi cau, bông thối đen. Phân loại bông thành bông chính phẩm và bông phế phẩm theo quy định của ngành bông Việt Nam.
2.1. Bông chính phẩm
Là loại bông thu hoạch từ quả bông nở bình thường, xơ bông chắc chắn sử dụng được cho công nghiệp dệt.
Tiêu chuẩn bắt buộc:
– Xơ bình thường, màu trắng;
– Hạt không bị lép hoặc thối;
– Không lẫn tạp chất lạ quá mức cho phép (0,5%);
– Không phải bông thu từ quả non phơi cho chín rồi đập lấy xơ;
– Không lẫn dây nilon và sợi PP.
2.2. Bông phế phẩm
Là bông không có khả năng sử dụng cho công nghiệp dệt, nhưng có thể dùng cho các mục đích khác (làm nguyên liệu nuôi nấm, phân bón,…). Bông được thu ở những quả bị sâu bộnh, bông múi cau, bông đen, vàng ố, bông thối, bông điếc do mưa hoặc chín ép từ quả non phơi đập.
Yếu tố đặc trưng:
– Xơ bị mục, xơ vón cục;
– Hạt bị lép, thối;
– Màu đen, xám.
2.3. Phân loại bông chính phẩm
Bông chính phẩm được chia làm 2 loại.
a. Bông loại 1: Loại này thường chiếm tói 70 – 90% sản lượng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nắng, mưa khi thu hoạch và châm sốc bông cuối vụ.
Yêu cầu bông được thu riêng từng đợt và bán theo đợt thu mua của cán bộ khuyến nông nêu trên.
– Bông trắng, sáng màu, múi bông nở to.
– Không lẫn dây nilon, sợi pp, tóc…
– Bông khô, cắn giòn;ẩm độ ≤ 12%.
– Tỷ lệ lẫn bông phế phẩm cho phép từ 0 – 0,5%.
b. Bông loại 2: Tỷ lệ bông này thường chiếm 10 – 30% sản lượng, phụ thuộc vào mưa và chăm sóc cuối vụ.
– Bông có màu trắng hoặc trắng ngà có lẫn ít vết ố vàng.
– Bông nở không đều, không lẫn dây nilon, ẩm độ
– Tỷ lệ lẫn bông phế phẩm từ 0,5 – 2,0%.
3. Dụng cụ thu hoạch
Để tránh lẫn tạp chất nhất là dây nilon, sợi pp gây ảnh hưởng xấu đến quá trình kéo sợi và dệt vải thì không đứợc dùng bao bì, bạt phơi bằng nilon bị rách để thu hoạch vằ phơi bông. Phải dùng bao dù, bao vải của các công ty bông cho mượn trang bị để thu hoạch, tuyệt đối không dùng dây nilon khâu miệng bao.
4. Phơi bông
Bông thu hoạch về phải tiến hành phoi ngay vì nếu bông để ẩm sẽ làm giảm độ bền và màu sắc của xơ bông. Phơi bông phải đảm bảo đều, cắn hạt bông giòn khi nghe kêu là được. Khi phoi cần chú ý quét dọn sạch sẽ để hạn chế vật lạ như rác, lá cây, tóc rơi vào bông.
Sau khi thu hoạch bông xong thì tiến hành chặt bỏ cây bông thành đống đốt, hoặc thu về nhà làm củi đun, không để chất đống quanh nhà, vườn vì chúng có chứa nhiều mầm mông sâu bệnh lây lan cho vụ sau.
II. CHẾ BIẾN BÔNG TẠI CÁC NHÀ MÁY
Các nhà máy chế biến bông ở Việt Nam hiộn nay đã đổu được trang bị với thiết bị dây truyển máy cán đồng bộ hiện đại của các công ty Mỹ chế tạo như Lemus hoặc ContinanTal cung cấp, vì vậy trong các nhà máy chế biến cần nghiêm túc thực hiện một số quy định chung.
1. Chuẩn bị nguyên liệu và phân lô bông hạt trước khi cán
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Tất cả bông hạt thu mua của nông dân về nhà máy cần phải được công nhân phân xưởng chuẩn bị nguyên liệu thực hiện một số việc sau:
– Kiểm tra nhặt lại và loại bỏ múi bông thối, múi cau, dây nilon, sợi pp và các vật lạ khác.
– Tiến hành phân lô bông hạt trước khi cán theo một số cách dưới đây:
+ Phân lô theo từng tiểu vùng thu hoạch.
+ Phân lô theo từng giống bông khác nhau.
+ Phân lô theo các lần thu hoạch (đầu vụ, giữa vụ, cuối vụ).
1.2. Kiểm tra độ mịn trước khi đưa vào cán
– Mỗi một lần thu hoạch đối với giống hoặc nhóm giống ở mỗi vùng đã xác định trên lấy 5-10 mẫu bông hạt (mỗi mẫu khoảng 500 g, chú ý ghi rõ nguồn gốc mẫu bông gồm vùng, ngày thu, đợt thu, tầng quả, điều kiộn khí hậu khi bông nở, cây bông sinh trưởng bình thường hay bông rụng lá cuối vụ…)- Giao mẫu cho các phòng thí nghiêm cán mẫu và xác định độ mịn (Micronaire)
– Đối với trà bông sinh trưởng bình thường và khi thu hoạch không bị mắc mưa, bông không bị biến màu, nếu độ mịn các đợt thu (tầng quả) giống trong một vùng nằm trong một nhóm độ mịn (tất nhiên các chỉ tiêu chất lượng bông hạt là cùng cấp) thì cho phép nhập các lần thu và giống lại thành 1 lô bông hạt.
– Đối với những trà bông bị rụng lá cuối vụ, bị chửi ép, bị ảnh hưởng xấu bởi thòi tiết khí hậu khi thu hoạch, mặc dù chúng có cùng độ mịn (Micronaire) cũng không nhập chung với trà bông bình thường.
2. Phân lô bông xơ sau khi cán
Phân lô bông xơ là việc làm hết sức cần thiết cho người bán hàng và cho các công ty sử dụng bông xơ làm nguyên liệu dệt.
2.1. Lấy mẫu
Sau khi cán xong để các kiện bông có số thứ tự tận cùng là 0 và 5, mỗi kiện lấy 1 mẫu là 20 g gửi cho phòng thí nghiệm để đánh giá độ mịn (Cần lưu ý là phải giữ mẫu lại cho đến khi xuất bán xong lô hàng).
2.2. Phân lô bông xơ
Dựa vào độ mịn (khoảng biến động của độ mịn Micronaire) để phân lô bông xơ theo số kiộn cụ thể là việc làm cần thiết giúp cho ngnòi bán hàng, mua hàng theo dõi được chất lượng, đặc biệt tiện lợi cho các nha quản lý doanh nghiệp dệt, cán bộ kỹ thuật và công nhân tiện lợi trong sử dụng.
Thông thường ở Việt Nam nên phân lô bông xơ theo nhóm dưới đây:
Số TT | Lô bông | Độ mịn Mỉcronaire (nhóm) |
1 | Rất mịn | |
2 | Mịn | 3,15-3,64 |
3 | Trung bình 1 | 3,65-4,14 |
4 | Trung bình 2 | 4,15-4,55 |
5 | Thô | > 4,55 |