Sâu Đục Thân 5 Vạch Đầu Nâu
(Tên khoa học: Chilo suppressalis Walker)
Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái:
– Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển màu nâu, gần nở màu đen. Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc bẹ lá (trên bẹ lá chiếm 80%).
– Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch dọc màu nâu xẫm. màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng có 51-56 cái xếp thành hình tròn.
– Nhộng: màu nâu vàng, mặt bụng có 5 vạch màu nâu, rầu đầu ngắn hơn chân giữa, chân giữa ngắn hơn cánh, chân sau không vượt quá mút cánh.
– Con trưởng thành:
+ Ngài đực có đầu ngực màu nâu tro nhạt, mắt kép đen; râu đầu hình sợi chỉ, những đốt cuối hình răng cưa nhỏ; giữa cánh trước có một chấm tím đen, dưới có 3 chấm cùng màu xếp xiên, bụng thon nhỏ.
+ Ngài cái có râu đầu hình sợi, trên cánh không có chấm vệt như con đực, mép ngoài cánh có 7 chấm đen.
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:
Vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 35-45 ngày. Nhiệt độ từ 16-29oC và độ ẩm 70% có:
+ Thời gian trứng: 5-10 ngày.
+ Thời gian sâu non: 20-48 ngày.
+ Thời gian nhộng: 7-15 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày.
Ngài cái của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu có tính hướng quang mạnh, ngài cái vào đèn nhiều hơn ngài đực. Mỗi ngài cái đẻ từ 3-4 ổ trứng (có 40-82 quả trứng/ổ) và số trứng của một con có thể đẻ là 124-210 quả nhưng chúng không bao giờ đẻ hết số trứng, sau khi chết bao giờ cũng còn từ 10-100 quả trong bụng và nếu nhiệt độ thấp, mưa gió nhiều thì số trứng còn lại trong bụng nhiều. Ngài của loại sâu này thích đẻ trên lúa xanh hơn trên mạ. Một năm sâu đục thân 5 vạch đầu nâu phát sinh 6 lứa. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho loài sâu này phát triển trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng là nhiệt độ thấp, chúng có thể phát triển bình thường trong môi trường lạnh.
Sâu non đục vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.
Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu là loại sâu gây hại nghiêm trọng ở các vùng lúa ôn đới và cận nhiệt đới, vùng có nhiệt độ thấp và vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa. Sâu phân bố khắn các vùng trồng lúa trong nước và thế giới.
Phòng trừ bằng cách:
● Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài.
● Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng.
● Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt bắt bướm…
● Diệt trừ bằng thuốc hoá học: phun các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, tiếp xúc, nội hập như: Padan 95SP, Gegent 800WP…