Phương pháp ghép và kỹ thuật ghép ca cao
– Ca cao có thể ghép quanh năm nhưng chú ý 2 thời điểm: mưa quá tập trung và khi cây thiếu nước. Nếu ghép vào 2 thời điểm này thì tỷ lệ sống không cao.
– Hiện nay có 2 phương pháp ghép cải tạo ca cao: Ghép nối ngọn và ghép áp vào thân.
* Kỹ thuật ghép cải tạo:
– Dụng cụ ghép: Kéo cắt cành, dao ghép, dây buộc, bao nilong.
– Chọn cành ghép: cành ghép thuộc giống năng suất, kháng sâu bệnh. Cành bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) có mắt lá thức. Cành thẳng và không bị sâu bệnh, Một cành ghép cần từ 2 – 3 mắt.
– Chọn cây để ghép cải tạo: Cây khỏe, năng suất thấp, hạt nhỏ, dễ nhiễm bệnh.
– Nuôi chồi thực sinh để ghép nối ngọn: nuôi chồi gốc ghép cách gốc khoảng từ 40 – 60cm cách mặt đất.
– Thao tác ghép:
+ Ghép nối ngọn: Chồi gốc ghép to khoảng từ 0,4 – 0,5cm và bắt đầu cứng thì có thể tiến hành ghép. Cắt ngang chồi thực sinh và chẻ đôi sâu từ 2,5 – 3cm sau đó cắt vát chồi ghép hình nêm (mặt cắt 2 bên đều phẳng), đặt chồi ghép vào gốc ghép và dùng dây nilong tự hủy (bao nilong) bao chồi ghép lại. Chú ý khi dùng dây nilong tự hủy chỉ quấn dây nilong 1 lượt tại mắt ghép để chồi ghép dễ mọc ra.
+ Ghép áp thân: Dùng dao bén cắt lớp vỏ ngoài theo hình chữ V ngược (^) cách mặt đất từ 40 – 60cm, ghép 2 bên đối diện hoặc đặt đối diện lệch nhau 15 – 20cm. Chồi ghép cắt vát một bên dài 2 – 3cm, bên còn lại dài 1cm. Đặt mặt vát nhiều vào trong sau đó dùng dây buột chặt chồi ghép lại và dùng bao nilong buột trên dưới để giữ ẩm và tránh nước chảy vào vết ghép