Phòng bệnh và điều trị bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà là một loại bệnh có tính lây lan cao và một khi đã xảy ra thì luôn tồn tại dai dẳng và cực kì khó chữa dứt điểm. Điều này ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng gà thành phẩm. Vậy cầu trùng là gì? Và làm sao để điều trị, phòng tránh bệnh cầu trùng?
Bệnh cầu trùng là bệnh có tính lây lan cao ở gà
“Đây chính là thủ phạm âm thầm và dai dẳng- một khi đã xảy ra thì sẽ lây lan nhanh và khi gà bị mắc cầu trùng, việc kiểm soát căn bệnh này sẽ rất khó khăn, căn bệnh này chỉ dừng đeo bám trang trại nếu người chăn nuôi dừng công việc chăn nuôi hoặc chuyển chuồng trại sang khu mới”
Trong chăn nuôi gà, một trong những bệnh mà người chăn nuôi luôn cần phải cảnh giác đó chính là bệnh cầu trùng. Đây chính là thủ phạm âm thầm và dai dẳng- một khi đã xảy ra có thể lây lan nhanh và nếu đã có gà bị cầu trùng, việc kiểm soát căn bệnh này sẽ rất khó khăn, bệnh chỉ hết được nếu người chăn nuôi dừng công việc chăn nuôi hoặc chuyển chuồng trại sang một khu mới hoàn toàn.
Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà do kí sinh trùng gây ra. Có tất cả 9 chủng kí sinh trùng, thế nhưng, 4 loại gây thiệt hại lớn hơn cả và hay gặp nhất là: E.tenella, E.maxima, E.acervulina và E.mitis.
Bệnh cầu trùng lây lan qua đường tiêu hóa:
Những cá thể gà bị nhiềm cầu trùng hoặc gà đã được trị khỏi bệnh nhưng vẫn mang trùng sẽ thải trứng cầu trùng theo phân ra ngoài. Trứng cấu trùng trú ngụ trên nền chuồng bị lẫn vào thức ăn, nước uống, vào ruột những cá thể gà khác và gây bệnh.
Tác hại bệnh cầu trùng ở gà
Theo các nghiên cứu, bệnh cầu trùng là bệnh tấn công trực tiếp vào hệ tiêu hoá, khiến gà kém hấp thụ và chuyển hoá thức ăn, từ đó còi cọc, chậm lớn ở gà làm khả năng tử vong cao. Gà khi mắc cầu trùng có tỷ lệ chết lên tới 30-100%, gà đẻ giảm sản lượng trứng 20-40%.
Triệu chứng bệnh cầu trùng ở gà
Hai thể ở bệnh cầu trùng là cầu trùng manh tràng và cấu trùng ruột non:
– Cầu trùng manh tràng: Thường thấy khi gà từ 3 đến 7 tuần tuổi. Biểu hiện khi mắc là gà hay kêu, uống nước nhiều, ăn ít, xệ cánh, lông xù, phân sệt có màu đỏ nâu và có thể lẫn máu tươi. Khi mổ gà để khám sẽ thấy hai manh tràng sưng to.
– Cầu trùng ruột non: Có triệu chứng tiêu chảy thất thường, phân màu nâu sẫm và có lẫn máu tươi. Khi mổ gà để khám sẽ thấy thành ruột cộm lên nhìn rõ những chấm trắng, tá tràng sưng to, ruột phình to.
Các cách kiểm soát bệnh cầu trùng
Đảm bảo An toàn sinh học:
Đây là yếu tố then chốt đầu tiên. Công tác vệ sinh chuồng trại luôn cần được chú trọng bởi trứng cầu trùng hay trú ngụ và phát triển ở những nơi ẩm ướt. Người chăn nuôi cần vệ sinh nền chuồng, thay trấu thường xuyên, đảm bảo nguồn nước và nguồn thức ăn sạch sẽ, không dính phân. Khi vào chuồng nhất thiết phải vệ sinh ủng và giày dép để hạn chế mang nguồn bệnh từ ngoài vào trại.
· CÁCH 1: Dùng kháng sinh, thuốc: Khi có gà mắc bệnh cầu trùng, người chăn nuôi có thể sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh để trị bệnh. Tuy nhiên, cầu trùng được biết đến là loại kí sinh có tính nhờn kháng sinh rất cao. Vì vậy kháng sinh không phải là một biện pháp có tính lâu dài. Hơn nữa, gà dùng kháng sinh nhiều sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến chất lượng thịt không tốt và dễ gây ung thư gan, thận cho người.
· CÁCH 2: Phòng vaccine từ khi còn là con giống: Đây được coi là biện pháp tối ưu nhất hiện nay, vừa tiết kiệm chi phí chăn nuôi sau này lại không để lại tác dụng phụ cho gà thành phẩm. Chỉ 1 lần phòng, gà có thể miễn dịch cả đời. Tuổi làm vaccine thích hợp nhất là 2-3 ngày tuổi.
Tuy nhiên, để việc sử dụng vaccine trong phòng cầu trùng đạt hiệu quả cao nhất lại đòi hỏi người chăn nuôi tuân thủ nghiêm những điều kiện đi kèm về an toàn sinh học và giới hạn một số những loại kháng sinh và thuốc đi kèm.