Nuôi vỗ tôm sú bố mẹ theo qui trình lọc sinh học
Thiết kế trại tôm mẹ
Trại tôm mẹ được thiết kế cần 10 – 15% diện tích mái lợp sử dụng tol nhựa mờ, xung quanh bể che kín là đủ ánh sáng cần thiết cho quá trình nuôi vỗ
– Bể nuôi vỗ: Thường sử dụng bể nhỏ có thể tích 100 – 500 lít được nối với hệ thống lọc sinh học bằng 15 – 20% tổng thể tích bể nuôi.
– Bể nuôi tôm đực và giao vĩ: Bể có dạng hình tròn, thể tích từ 1 – 2 m3, chiều cao 0,8 – 1 m được nối với hệ thống lọc sinh học
– Bể đẻ: Thường có thể tích 0,5 – 1 m3, có dạng hình tròn, đáy bằng để cho quá trình sục khí cung cấp ôxy cho trứng được phát triển đồng đều hơn.
Chọn tôm bố mẹ:
Tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ rất quan trọng:
– Về hình thái: Tôm khoẻ mạnh, màu sắc rực rỡ, không bị tổn thương, bị bệnh hoặc có màu đỏ sậm, đặc biệt con cái có túi tinh ở cơ quan sinh dục, nếu tôm có xuất hiện đường trứng càng tốt
– Về trọng lượng: Tôm đực có trọng lượng trên 80gam, tôm cái trên 160 gam.
Cách vận chuyển:
– Phương pháp vận chuyển kết hợp với sục khí (dùng sục khí chạy bằng pin) và thùng xốp 40cm x 60cm, mức nước 10 cm, mật độ 4 đến 6 con.
– Phương pháp vận chuyển bằng ô xy (dùng túi nilon 40cm x 90cm), mật độ 4 đến 6 con. Dùng nhựa mềm đường kính 5 mm cắt thành đoạn 2 cm gắn vào chuỹ tôm trước khi đóng bao.
– Thời gian vận chuyển không quá 48 giờ
– Nhiệt độ khi vận chuyển 20 – 220C, nên thuần hoá tôm mẹ trong 15 – 30 phút trước khi thả vào bể nuôi vỗ nhằm giúp tôm quen dần với môi trường mới.
Chăm sóc:
– Một số trại chỉ cho tôm cái đẻ vài lần sau khi cắt mắt, khi trứng thụ tinh kém (dưới 50%), trại sẽ không sử dụng số tôm mẹ đó nữa, một số trại nuôi vỗ tôm mẹ đòi hỏi có tôm đực với tỷ lệ đực cái 1:1
– Nuôi vỗ thành thục tôm mẹ trong bể 100 lít – 150 lít (mỗi con tôm mẹ 1 bể) để dễ dàng chăm sóc.
Cắt mắt: Có nhiều cách để cắt mắt (dùng kẹp để cắt mắt, buộc cuốn mắt hay bóp cầu mắt). Khi thực hiện các phương pháp này phải chọn tôm ăn mạnh và đã lột xác ít nhất 5 ngày. Cắt mắt nhằm thúc đẩy sự thành thục mau chóng hơn thông qua tác động của tuyến nội tiết.
Dinh dưỡng: Bao gồm ốc mượn hồn, mực, trai, hào, sò và gan heo hay gan bò, lượng cho ăn chiếm từ 20 – 30% trọng lượng cơ thể, thời gian cho ăn chia làm 8 lần trong ngày/đêm (cứ 3 giờ cho ăn 1 lần). Chú ý không nên để thức ăn quá 2 giờ).
Môi trường: Cho vận hành hệ thống lọc sinh học đảm bảo thay 200 – 300% lượng nước trong bể nuôi vỗ trong 1 ngày đêm, nhiệt độ 28 – 300C, độ mặn 30 – 33%o.
Kiểm tra sự thành thục: Sau cắt mắt 3 ngày kiểm tra khi thấy bề rộng buồng trứng trên 5 mm thì chọn cho đẻ.
Cho tôm đẻ: Bể cho tôm đẻ có hình tròn thể tích 0,5 – 1 m3, mức nước trong bể sâu 70 cm, bể được xử lý Formalin 150 ppm trong 30 phút, mỗi bể chứa 1 con cái, bể đẻ phải được sục khí liên tục nhẹ đều. Trứng sẽ nở sau khi đẻ 12 – 15 giờ; định lượng ấu trùng sau khi nở để chủ động bể ương và thuận lợi kiểm soát trong quá trình chăm sóc.
Môi trường nuôi tôm mẹ phải bảo đảm các yếu tố sau:
– Độ mặn 28 – 35%o; nhiệt độ nước 25 – 300C; pH 7,5 – 8,5; KH 100 – 120; chu kỳ chiếu sáng tự nhiên; cường độ chiếu sáng (lux); ô xy hoà tan (ppm) >5; đạm tổng (ppm) < 0,5; nitrite (ppm) < 0,1.
– Hàng ngày thay nước 100 – 100%, ít nhất 60 – 70% hoặc dùng lọc sinh học tuần hoàn, mực nước trong bể nuôi vỗ 0,3 – 1m, tránh tiếng ồn hay động tôm, không làm sốc hay gây tổn thương cho tôm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát dục thành thục tốt.
Tags: nuoi tom, nuoi tom su, tom the, nuoi tom the, tom the chan trang, benh thuong gap tren tom, benh mon duoi, benh phan trang, benh do duoi, benh rung rau, benh den mang, benh vang mang