Nuôi cá rô phi vụ đông xuân
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản áp dụng kỹ thuật nuôi cá rô phi, Chi cục Thuỷ sản đưa ra một số khuyến cáo như sau:
Cá rô phi đỏ (Cá điêu hồng) trên một ao nuôi |
– Những ao nuôi về mùa đông duy trì được mực nước sâu 1,5 mét trở lên hoàn toàn có khả năng nuôi cá rô phi vụ đông xuân; những ao nông (độ sâu chưa đến 1,5 mét) không nên nuôi vụ đông vì cá dễ bị chết rét hàng loạt.
– Thời điểm đưa cá giống vào nuôi: Nên thả giống vào tháng 10,11, đầu tư thức ăn chất lượng cao để tích lũy dinh dưỡng cho mùa đông, không được kéo lưới vào những ngày nhiệt độ nước dưới 18oC, những ngày nhiệt độ nước dưới 16oC cá không ăn do vậy không cho cá ăn những ngày có nhiệt độ thấp. Đến tháng 3, 4 năm sau khi nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước tăng dần tiếp tục đầu tư thức ăn sau 2 – 3 tháng có thể cho thu hoạch.
Thu hoạch cá thương phẩm
– Đối tượng cá truyền thống: Có thể thu hoạch vào những tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm (tháng 12, 01, 02);
– Đối tượng cá giống mới, chịu rét kém: Nên thu hoạch trước tháng 12 hàng năm đặc biệt là những ao nông (áp dụng cho cá rô đồng; chim trắng; Tôm càng xanh; cá quả… là đối tượng thủy sản chịu rét rất kém); những ao có độ sâu từ 1,5 mét trở lên có thể thu hoạch vào tháng 12, 01, 02 hàng năm áp dụng cho đối tượng cá rô phi.
Mùa vụ thả giống
– Mùa vụ thả giống đối với các đối tượng cá truyền thống: Vụ xuân vào tháng 3, 4, 5; vụ thu đông vào tháng 10, 11 hàng năm;
– Mùa vụ thả giống đối với cá chịu rét kém: Thả giống tập trung vào tháng 4, 5, 6. Thu hoạch vào cuối năm, không cơ cấu thả giống vào vụ thu đông. Riêng đối tượng cá rô phi thả giống vụ thu đông vào tháng 10, 11 áp dụng cho những ao có độ sâu mực nước ổn định từ 1,5 mét trở lên.
Lưu ý: Không nên thả cá giống vào thời điểm nhiệt độ thấp dưới 18oC, vì trong quá trình đánh bắt, vận chuyển cá giống bị sây sát tạo điều kiện cho nấm Thủy mi phát triển gây chết cá hàng loạt (tương ứng vào tháng 12, 01, 02).
Nguồn: Phạm Văn Tình, Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương
Lưu ý ảnh hưởng ôxy hòa tan đối với cá Một thí nghiệm về cho ăn cũng được tiến hành trên cá rô phi ở trong một ao tại Honduras với 3 phương pháp: không thông khí kĩ thuật, kiểm soát; máy sục khí được bật khi mức ôxy hòa tan xuống mức 10% và 30% độ bão hòa. Không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ sống giữa các phương pháp nhưng cá có kích thước và sản lượng lớn hơn khi áp dụng phương pháp sục khí hơn là kiểm soát. Kích thước cá và sản lượng là tương tự ở 2 phương pháp sục khí. | |||
Sục khí | Tỷ lệ sống (%) | Trọng lượng (gram) | Năng suất (kg/ha) |
Không sục khí | 87 | 194 | 3,404 |
10% ôxy bảo hòa | 80 | 229 | 4,133 |
20% ôxy bảo hòa | 91 | 235 | 4,269 |
Ảnh hưởng của nồng độ ôxy đối với cá rô phi Các tác giả: Claude E. Boyd, Ph.D – Department of Fisheries and Allied Aquacultures, Auburn University, Alabama 36849 USA Biên dịch: VÂN ANH |
Tags: nuôi cá rô phi mùa lạnh, kỹ thuật nuôi cá rô phi, bệnh thường gặp trên cá rô phi