Một số thông tin về trồng Táo – Phần 2
III. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT, CẮT CÀNH VÀ TẠO HÌNH
1. Kỹ thuật trồng trọt
– Hố phải được đào sâu 0,75 x 0,75 x 0,75m.
– Khoảng cách trồng: 5 x 5m, 6 x 6m hoặc 7 x 7m.
Nếu dùng khoảng cách
5 x 5m thì mật độ trồng trên 1 ha là 400 cây.
Phân bón: cần bón lót phân chuồng và phân lân trước khi trồng.
Lượng phân chuồng tối thiểu là 40 – 50 tấn/ha.
Trên 1 ha, phân vô cơ cần bón thúc nhiều lần với lượng sau: 180kg urê, 125kg Supe lân, 240kg KCl.
* Cách trồng: Sau khi đào gốc táo ở vườn ươm, rũ đất sạch, dùng dao lam tỉa bớt rễ phụ và tuốt bớt lá già (trong một số trường hợp, ở giai đoạn ngủ nghỉ, táo thường rụng hết lá).
Sau đó, đặt cây táo ngay ở giữa hố.
Trải rễ cho đều và lấp đất.
Tưới nước hỗ trợ cho cây trong giai đoạn đầu.
2. Cắt tỉa và tạo hình:
Cắt tỉa và tạo hình là vấn đề cần thiết với cây ăn quả.
Ngay từ 300 năm trước công nguyên, nhà sinh học Hy Lạp Cheoprast đã ghi: “Cắt tỉa rất cần thiết để loại bỏ những cành khô, già cỗi, cành vô hiệu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển và khả năng hấp thu thức ăn của các cành hữu hiệu”.
Ở các vùng trồng cây ăn quả của Liên Xô như Crưm, Trung Á, đã sử dụng kỹ thuật cắt tỉa rất lâu đời.
Nếu sử dụng cắt tỉa ngay từ những năm đầu tiên thì năng suất của 1 cây, sau 20 năm, đạt tới 400 – 500 kg.
Cắt tỉa nhằm mục đích:
– Tạo hình theo ý muốn;
– Rút ngắn thời gian ra hoa và hình thành quả;
– Thiết lập mô hình đúng kỹ thuật, thẩm mỹ và cho năng suất cao;
– Tạo cho cây khả năng quang hợp tốt.
Hình thành chất hữu cơ nuôi cây;
– Điều khiển được tốc độ phát triển của cây và ra hoa.
Cắt tỉa và tạo hình cây táo dựa trên các quy luật sinh học sau:
– Quy luật phân nhánh nhỏ trên cành;
– Quy luật về góc độ giữa cành và trục chính;
– Quy luật về cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng;
– Quy luật ra hoa và hình thành trục chính.
Dựa trên những vấn đề cơ bản của các quy luật phát triển tự nhiên ở cây ăn quả, chúng ta cần áp dụng một số kỹ thuật chính sau đây:
Chúng ta chọn cây cà phê và cây hồng để so sánh với cây táo.
Ở góc độ 45 – 60°, việc ra hoa và kết quả dễ dàng hơn trên các nhánh (cà phê và hồng phát triển theo quy luật tự nhiên khá điển hình và mang rất nhiều tính ưu việt, ra hoa và đậu quả dễ dàng).
Tất nhiên, chúng ta không loại bỏ các yếu tố về giống, đất đai, phân bón, thời tiết và sâu bệnh.
Đối với cây hồng, khả năng phát triển rất mạnh, thân và lá nhiều, trọng lượng của lá nặng hơn trọng lượng của nhánh nên cành bị trọng lượng của lá kéo xuống tạo thành góc 45 – 60° so với trục chính, vì vậy hoa và quả trên cành ít bị rụng.
Đối với cây táo, nếu ta để nó phát triển tự nhiên, không cần đến tác động cơ học của con người, thì rõ ràng nó rất dễ dàng biến thành bụi táo (hình 2).
Trên các cây táo này, góc độ của nhánh có số đo khác nhau nhưng không quá 45°, do đó các cành cho quả vô tình biến thành các cành vượt (giống ở cây cà phê), trên đầu cành chỉ có vài hoa lưa thưa.
Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta nên áp dụng nhiều biện pháp liên hoàn từ gốc ghép, cành ghép, cành nhánh và tạo hình.
Sau khi ghép song, cần tạo hình ngay ở vườn ươm.
Khi cây táo được hình dáng tốt, ta đem ra trồng và sau đó, uốn cành tạo hình theo hình 3.
Chú ý cắt cành vượt, cành vô hiệu, các cành khô và già cỗi, cắt cho thoáng, tạo góc độ cho cây dễ quang hợp.