I. NẤM RƠM
55. Vì sao Việt Nam thích họp cho việc phát triển nấm Rơm?
Nấm Rơm sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường sinh thái nóng ẩm (nhiệt độ môi trường từ 28-35°C; độ ẩm không khí từ 75-90%). Với điều kiện sinh thái trên, ở các tỉnh có thể nuôi trồng quanh năm còn ở phía Bắc phù hợp nuôi trồng mùa hè.
Nguyên liệu chính để nuôi trồng nấm Rơm là rơm, rạ. Nguyên liệu này mỗi năm ở Việt Nam có trên 30 triệu tấn, phân bố nhiều ở các vùng trồng nấm Rơm phù hợp.
Mặt bằng trồng nấm Rơm rất đa dạng (trong nhà xưởng, ngoài vườn, ngoài ruộng …)
Quy trình kỹ thuật trồng nấm Rơm hiện nay phù hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể.
Thị trường tiêu thụ nấm Rơm hiện nay rất tốt (nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu trong và ngoài nước)
Với những thế mạnh trên có thể nói Việt Nam rất thích hợp cho việc phát triển nấm Rơm
56. Làm cách nào để nhân diện nấm Rơm?
Nấm Rơm có thể nhận diện bằng quan sát hình thái, màu sắc quả thể:
– Chi nấm Rơm có hơn 100 loài khác nhau về màu sắc có loại màu xám trắng, xám, xám đen,… kích thước, đường kính “cây nấm” lớn nhỏ tuỳ thuộc từng loại, cấu tạo hình thái cây nấm gồm:
Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm rơm
Hai giai đoạn ở quả thể của nấm rơm
A-Giai đoạn nở xèo; B-Giai đoạn trứng
Hình 3: Các giai đoạn phát triển của nấm Rơm
1. Mũ nấm; 2. Các phiến nấm; 3. Cuống nấm; 4. Bao ngoài; 5. Bao gốc
* Bao gốc (Volva):
– Bao gốc dài và cao lúc nhỏ bao lấy mũ nấm, khi mũ nấm trưởng thành gây nứt bao, bao gốc chỉ còn lại phần trùm lấy gốc chân cuống nấm. Bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tuỳ thuộc vào loài và ánh sáng, ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.
* Cuống nấm (Stipe):
– Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn, đồng tâm. Khi còn non thì mềm và giòn. Khi già xơ cứng lại và khó bẻ gẫy.
Cuống nấm phát triển cùng quả nấm, đưa mũ nấm lên cao phát tán bào tử đi xa.
* Mũ nấm (pileus):
– Mũ nấm hình nón cũng có chứa melanin nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. Bên dưới mũ có nhiều phiến nấm tiếp theo dạng tía kiểu vòng tròn đồng tâm.
* Quá trình từ hệ sợi nấm thứ cấp hình thành quả thể nấm Rơm gồm 6 giai đoạn
– Giai đoạn sợi nấm bện kết thành đầu đinh ghim (pinhead meo nấm).
– Giai đoạn hình nút nhỏ (tinny button).
– Giai đoạn hình nút (button).
– Giai đoạn hình trứng (egg).
– Giai đoạn hình chuông, hình trứng kéo dài (elongation).
– Giai đoạn trưởng thành (mature: nở xoè).
57. Có thể dùng nguyên lỉệu gì cho trồng nấm Rơm?
Hầu hết các phế phụ liệu của nông, lâm nghiệp giàu chất Xenlulo đều có thể dùng làm nguyên liệu trồng nấm Rơm. Ở nước ta hiện nay chủ yếu trồng nấm Rơm trên rơm rạ, bông phế liệu, bã mùn cưa đã trồng Mộc nhĩ. Tuy nhiên để nuôi trồng nấm Rơm đạt hiệu quả thì người trồng nấm cần kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu, lượng nguyên liệu phù hợp cho một lần xử lỷ và phương pháp xử lý nguyên liệu cho từng loại cụ thể.
58. Trồng nấm Rơm có phải theo thời vụ không?
Như chúng ta đã biết nấm Rơm sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường sinh thái nóng ẩm (nhiệt độ môi trường từ 28 – 35°C; độ ẩm không khí từ 75 – 90%). Với điều kiện sinh thệ trên, ở các tỉnh phía Nam có thể nuôi trồng nấm Rơm quanh năm, còn ở phía Băc phù hợp nuôi trồng mùa hè. Tuy nhiên tính thời vụ phù hợp để nuôi trong nấm Rơm chỉ mang tính tương đối. Hiện nay khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, các nhà khoa học nghiên cứu cụ thể các điều kiện sinh thái của nấm (nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, ánh sáng, dinh dưỡng…). Trên cơ sở đó đã xây dựng các quy trình công nghệ nuôi trồng, đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị để nuôi trồng nhân tạo phù hợp cho từng loại nấm trong đó có nấm Rơm. Vì vậy hiện nay ngoài nuôi trồng nấm Rơm chính vụ, ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam còn tiến hành nuôi trồng nấm Rơm trái vụ từ khoảng tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau.
59. Nên chọn địa điểm như thế nào để trồng nấm Rơm?
Để nuôi trồng nấm Rơm có hiệu quả thì mặt bằng nuôi trồng cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Trung bình 01 tấn nguyên liệu khô đưa vào sản xuất cần 70m2 diện tích mặt bằng để đóng luống, đóng mô nuôi trồng.
– Mặt bằng nuôi trồng có thể ở trong nhà xưởng, nhà lán, ngoài vườn dưới các tán cây, trên các bờ kênh rạch hoặc dưới các chân ruộng cao và thoát nước tốt.
– Trước khi đưa nguyên liệu vào trồng nấm cần vệ sinh, thanh trùng mặt bằng sản xuất đồng thời dùng thuốc tiêu diệt các loại côn trùng như kiến, mối, cuốn chiếu… Đây là những loại côn trùng ăn sợi nấm và quả thể nấm nhỏ.
60. Cách xử lý rơm rạ như thế nào cho trồng nấm Rơm có hiệu quả?
* Đối với rơm rạ: Một đống ủ phải có trọng lượng tối thiểu 300kg mới đủ kích thước để tạo nhiệt và tăng nhiệt độ trong đống ủ lên từ 65 – 75°C.
– Rơm rạ khô được làm ướt bằng nước vôi có pH > 12,0 (pha 4,0 kg vôi tôi với 1.000 lít nước). Sau đó chất đống ủ (không cần phối trộn hoá chất) dưới đáy đống ủ phải có kệ kê để tránh đọng nước.
– Sau 3 – 4 ngày đảo đống ủ và ủ tiếp 3 – 4 ngày. Trong khi đảo đông ủ cần rũ tơi tạo độ xốp và thông khí, bóc tách riêng phần vỏ và phần lỗi, chỉnh độ ẩm thật chuẩn (độ âm nguyên liệu sau khi chỉnh chuẩn đạt 72 – 75%). Ủ lại đống sau khi đảo thì nguyên tắc toàn bộ nguyên liệu ở phần vỏ được đưa vào trong đống ủ còn nguyên liệu ở phía trong đã chín, mềm được đưa xuống đáy đông ủ, bao bọc xung quanh và phía trên bề roặ mặt đống. Phía ngoài đống ủ dùng nilon quây xung quanh để giữ: nhiệt và giữ ấm (không che kín đỉnh đống ủ).
– Quá trình xử lý nguyên liệu rơm rạ để trồng nấm Rơm được thực hiện theo sơ đồ (hình 4):
Hình 4: Quy trình các công đoạn xử lý ủ nguyên liệu trồng nấm Rơm
– Rơm rạ đã ủ được 6-8 ngày đảm bảo chín đều có mùi thơm dễ chịu, màu vàng nâu mềm, độ ẩm đạt 70 – 72% là đủ tiêu chuẩn để đưa vào đóng mô, đóng luống cấy giống nấm Rơm.
61. Nên xếp mô, cấy gỉống theo kỉểu nào là tối ưu nhất?
Việc xếp mô, cấy giống tùy thuộc vào vùng miền và điều kiện thời tiết:
– Ở miền Nam trồng nấm Rơm theo luống ngoài cánh đồng hoặc gói bịch nấm rồi xếp thành khối nuôi sợi nấm ở trong nhà
– Miền Bắc trồng nấm Rơm bằng cách đóng mô cấy giống theo khuôn là thích hợp nhất.
* Chuẩn bị khuôn:
– Khuôn trồng nấm Rơm làm bằng gỗ hoặc bằng tôn có cấu tạo khối hình thang cụt, mặt trong phẳng kích thước như hình 5
– Có thể điều chỉnh độ dài của khuôn để phù hợp với cách cấy giống 1 người hoặc mặt bằng trồng nấm, không điều chĩnh chiều rộng và chiều cao.
Hình 5. Khuôn gỗ trồng nấm Rơm
* Đóng mô cấy giống
– Bố trí khuôn nấm theo diện tích hiện có sao cho thuận lợi dễ đi lại. chăm sóc thu hái nấm và tiết kiệm diện tích. Trải mội lớp rơm rạ vào khuôn dày 10 – 12cm. lấy giống nấm đã bẻ tơi [cấy 1 đường giống xung quanh cách mép khuôn 3 – 4cm. Cho lớp rơm thứ 2 và cấy giống làm tiếp như vậy đủ 4 lượt giồng, 4 lớp rơm, dùng một lớp rơm dày 3 – 4cm đậy lên trên cùng, ép nhẹ cho phẳng, nhấc khuôn cấy tiếp mô khác bố trí mô nọ cách mô kia 25 – 30cm.
– Lượng giống cấy cho một mô rơm khoảng 200 – 250 gam, mỗí lượt giống cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh thành khuôn. Trung bình một tấn rơm rạ khô trồng được 70 mô nấrn như vậy sẻ đảm bảo độ chặt vừa phải.
– Khi đóng mô xong nếu thời tiết lạnh, nhiệt độ không khi dưới 25°C cần dùng nilon có cắt lỗ tạo độ thoáng trùm lên toàn bộ các mô nấm để giữ độ ẩm và nhiệt độ. Nhiệt độ giữa mô nấm đạt 40 – 42°C trong 3-5 ngày đẩu.
– Ngược lại nếu nhiệt độ không khí trên 30°C thì không được phủ nilon. Nếu nhiệt độ không khí dưới 25°C và nhiệt độ mô nấm thấp hơn 30°C cần ấn chặt và tăng chiều cao mô nấm khi cấy giống.
* Xếp luống, cấy giống nấm Rơm trái vụ ở các tỉnh phía Bắc
Vì trồng nấm Rơm trái vụ trong điều kiện thời tiết lạnh hơn khi trồng chính vụ nên cần trồng nấm theo luống dài như luống trồng khoai lang. Cách làm như sau:
– Tạo nền luống cao 10 – 15cm, rộng l,2m.
– Dủng nilon mỏng (nilon tái sinh) rộng 60cm rải trên mặt luống, nilon có đục lỗ đường kính 2cm, các lỗ cách nhau 40 – 50 cm để thoát nước.
– Tuỳ theo địa hình và số lượng nguyên liệu, tiến hành đóng luống nấm có kích thước như sau: đáy dưới rộng 55 – 60cm x đáy trên 45 – 50cm x cao 45cm x chiều dài tuỳ theo mặt bằng.
– Cấy 4 lớp giống: 3 lớp giống phía dưới cấy cách mép luống 5cm, 1 lớp rơm 15cm cấy 1 lớp giống, lớp trên cùng cấy rải đều và có lớp cơ chất dày 3 – 4cm. Lượng giống cấy 20 kg giống nấm/1 tấn nguyên liệu rơm rạ.
62. Một số điểm chính về kỹ thuật chăm sóc nấm Rơm?
Tuỳ thuộc địa điểm trồng nấm Rơm trong nhà hay ngoài trời (sân bãi, dưới tán cây, đồng ruộng,…) mà cách chăm sóc sẽ khác nhau:
a, Chăm sóc nấm Rơm trồng trong nhà
– Sau 3-5 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày tiếp theo quan sát bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô cần phun nhẹ dạng sương mù trực tiếp xung quanh. Chú ý phải tưới nước cẩn thận (tưới cao vòi hoặc ngửa vòi) nếu tưới mạnh (dòng nước xốimạnh) dễ làm sợi nấm tổn thương ảnh hưởng tới năng suất vì lúc này sợi nấm đã mọc ra phía ngoài thành mô. Đến ngày thứ 8 – 9 bắt đầu xuất hiện đinh ghim (giai đoạn mọc quả thể) lúc này nên tưới nướcdạng phun sương 2-3 lần/ngày, nấm lớn rất nhanh, to bằng quả táo, quả trứng, sau vài giờ nấm sẽ nở ô dù.
– Nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 3 – 4 lượt trong 1 ngày. Lượng nước tưới 1 lần rất ít (0,1 – 0,2 lít nước cho 1 mô/1 ngày). Nếu tưới nước quá nhiều và không cẩn thận nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc còn nhỏ.
b. Chăm sóc nấm Rơm trồng ngoài trời
– Mô nấm Rơm trồng ngoài ười phải làm lớp áo mô bằng rơm khô che phủ kín toàn bộ các mô nấm, nhằm tránh mưa và không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mô nấm làm khô sợi nấm. Lớp rơm rạ làm áo mô là rơm tốt, khô, phủ theo kiểu lợp mái nhà, xếp theo một chiều, dày 7 – 1Ocm.
– Hàng ngày tưới nước lên lớp rơm áo phủ ở ngoài để mô nấm không bị khô và theo dõi nhiệt độ trong mô nấm đạt 40 – 42°C là tốt nhất.
– Đến ngày thứ 7 – 8 lột bỏ lớp rơm áo mô, tưới đón nấm lên toàn bộ các mô nấm sao cho ướt đều. Sau đó đậy lại rơm áo mô và đồng thời đảo mặt ngoài vào trong, trong ra ngoài.
– Sau 12- 14 ngày nấm mọc, lớn dần lên và ta tiến hành thu hái.
c. Chăm sóc nấm Rơm trồng trái vụ:
– Sau khi cấy giống nấm Rơm trái vụ xong dùng nilon phủ trực tiếp vào luống nấm, trùm kín từ chân luống bên này sang chân luống bên kia. Phía trên nilon dùng rơm khô phủ một lớp dày 5 – 7 cm toàn bộ luống nấm để tránh hấp phụ nhiệt khi trời
– Cách bố trí luống nấm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để gió lạnh chỉ ảnh hưởng tới sườn 1 luống ngoài cùng. Luống cách luống kia 0,8 – 1,0 m.
– Mỗi tấn rơm rạ tạo được 5 luống, mỗi luống dài khoảng 10m
* Chăm sóc sau khi cấy giống:
– Cắm nhiệt kế vào giữa luống nấm, theo dõi và điều chinh nhiệt độ trong luống dao động trong khoảng 35°C- 45°C là được (tốt nhất là 40 – 42 C). Nếu nhiệt độ lên cào hơn 45°C vào buổi trưa cần vén nhẹ nilon để hạ bớt nhiệt độ trong luống nấm, nếu dưới 35°C cần phủ thêm nilon để mô nấm tăng nhiệt.
– Đến ngày thứ 8 -10 kể từ ngày cấy giống cần phải độn rơm khô dưới lóp nilon sao cho không chạm vào thành mô để thông khí cho mô nấm
– Tiếp tục theo dõi nhiệt độ trong luống nấm, khoảng ngày thứ 15 – 18 bắt đầu có đinh ghim và nấm lớn dần có thể thu hoạch sau vài ngày.
* Thu hái nấm:
– Nấm Rơm trái vụ có thời gian mọc kéo dài hơn nấm chính vụ, mỗi đợt thu hái nấm kéo dải trong 3 ngày, sau 5-6 ngày thu được 1 đợt, trong số đợt hái 2- 3 đợt.
– Hái nấm vảo buổi trưa. Thu hái kéo dài trong thời gian khoảng 15 ngáy. Hái nấm cả cụm, không hái tỉa những quả to sẽ làm ảnh hưởng đến quá con
– Nấm tươi hái xong cần cắt chân nấm, đựng nấm trong túi lưới nilon chuyển tới nơi tiêu thụ (không đựng trong hộp catton và tủi nilon kín).
63.Những bệnh thường gặp khi trồng nấm Rơm?
Nấm mốc trứng cá (Sclerotium rolfsii)
* Biểu hiện và nguyén nhân: Đây là loại nấm mốc hình thái giống như sợi nấm Rơm. đã nhiễm và có sẵn từ trong rơm. Sợi nấm mốc phát triển bện kết với sợi nấm Rơm tạo thành những hạt màu trắng đục hoặc vàng nhạt như trứng cá rất cứng, làm cho nấm Rơm kết nụ ít hoặc mắt trắng. Nguyên nhân chủ yếu là rơm không được khô hoặc có chỗ khô, chỗ ẩm mục trước khi đưa vào trồng nấm Rơm.
* Biện pháp phòng trừ:
– Khi ủ rơm rạ đảm bảo nhiệt độ đống ủ phải đạt 75 – 80°C. Rơm đã bị mốc hoặc úng nước không dủng để trồng nấm Rơm
Nấm mực (Chi Coprinus sp) miền Nam gọi là nấm gió, Trung Quốc gọi là Quỷ tản
* Biểu hiện và nguyên nhân:Nấm mực thường mọc trên các mô nấm Rơm, luống nấm Mỡ, bịch nấm Sò…. Nguyên nhân là do cơ chất ủ hoặc khử trùng còn sống và quá ẩm, sợi và bào từ nấm mực vẫn tồn tại. Sau khi nhiệt độ cơ chất ủ nóng từ 70 – 75°C hạ xuống 28 – 35°C và gặp điều kiện quá ẩm (độ ẩm cơ chất sũng nước) thì bào tử nấm mực nảy mầm và phát triển rất nhanh. Sợi nấm mực tranh giành thức ăn và ức chế sợi nấm ăn sinh trưởng. Sau 7-10 ngày kết thúc chu kỳ sống, cây nấm nhũn nát và bào tử nấm mực tiếp tục phát tán trong không khí.
* Biện pháp phòng trừ
– Khi tạo ẩm nguyên liệu phải dùng nước có đủ nồng độ vôi (pH>12,0 tỷ lệ 4,0 kg vôi tôi hòa tan trong 1m3 nước, nếu nhạt vôi phải bổ sung thêm vôi)
– Quá trình ủ nguyên liệu phải chỉnh độ ẩm thật chuẩn và đống ủ phải lên nhiệt đều. Nhiệt độ đống ủ phải đạt từ 70 -75°C kéo dài 6-8 ngày qua 2 lần đảo.
– Khi đưa nguyên liệu vào cấy giống nấm Rơm hoặc nấm Sò phải chỉnh độ ẩm thật chuẩn không để nguyên liệu bị quá ướt. (Độ ẩm của nguyên liệu từ 60 – 65% đối với trồng nấm sò và 65 – 70% đối với nguyên liệu để trồng nấm rơm.)
+ Một số loại côn trùng hại nấm Rơm như: Con cuốn chiếu ăn giống nấm và quả thể non, bọ mạt gặm và chích hút dinh dưỡng trong quả thể nấm.
64. Nấm rơm được bảo quản và tiêu thụ như thế nào?
* Nấm rơm tươi sau khi thu hái được cắt sạch gốc, đựng trong túi lưới. Nấm được để dưới nền nhà, thoáng mát, không được để trong tủ lạnh. Từ lúc hái đến khi sử dụng không quá 24 giờ.
* Bảo quản thời gian dài: Bổ đôi quả thể nấm cho vào nồi nước đang sôi, đảo nhẹ đến điểm sôi trở lại, để thêm 1 đến 2 phút, vớt nấm ra ngâm vào nước lạnh. Để nấm có ít nước (như cà muối) thêm ít đá sau đó đặt trong ngăn tủ lạnh đựng rau quả ở nhiệt độ 2 – 4°C, giữ nấm được 5 đến 7 ngày.
* Nếu chuyển nấm luộc đi xa cần cho vào hộp xốp, thêm đá cây (0,3kg đá/1kg nấm) bảo quản được từ 5 đến 7 ngày, chất lượng nấm như vừa hái xong.
* Muối nấm: Hái nấm đúng tuổi, đúng quy cách, nấm chưa nứt bao, xoè ô.
– Từ khi thu hái đến lúc chế biến không quá 24 giờ.
– Luộc nấm trong nước sôi, vừa luộc vừa ấn chìm nấm trong nước, thời gian đun sôi trở lại càng nhanh càng tốt
Sau khi luộc nấm đủ thời gian tiến hành vớt nấm ra làm lạnh bằng cách thay nước nhiều lần hoặc cho nước chảy liên tục.
– Biểu hiện nấm chín: nấm chìm trong nước lạnh, làm lạnh tới khi nhiệt độ nấm và nước bằng nhau thì tiến hành vớt ra để muối nấm.
– Để ráo nước (không dùng nước muối bão hoà).
– 1kg nấm Rơm đã luộc cho 0,4kg muối.
– Cách làm: Muối nấm trong thùng nhựa hoặc túi nilon trong sọt tre có lót vật liệu mềm để chống thủng rách túi nilon. Cho nấm và muối từng lớp vào trong thùng, trên cùng để 1 lớp muối hạt.
– Sau 15 ngày kiểm tra chất lượng: về độ mặn của dung dịch nấm muối phải đạt 22 – 23°C Bôme (Baume), nấm có màu tự nhiên là đạt.
– Nấm muối thường được sử dụng làm nguyên liệu để đóng nấm hộp, đóng lọ, có thể bảo quản được hàng năm.
* Hiện nay Nấm rơm tươi, khô, nấm Rơm luộc chủ yếu tiêu thụ tại thị trường trong nước. Nấm sơ chế muối, chế biến đóng hộp thường được xuất khẩu.
II. MỘC NHĨ
65. Vấn đề phát triển Mộc nhĩ hiện nay và tương lai như thế nào?
– Trên thế giới hiện nay Mộc nhĩ là một trong sáu loại nấm có tổng sản lượng lớn nhất.
– Ở nước ta cùng với nấm Rơm, nấm Sò thì Mộc nhĩ là một trong ba loại có tổng sản lượng lớn nhất hiện nay. Mỗi năm chúng ta sản xuất trên 50 ngàn tấn (quy đổi tươi).
– Từ năm 1980 trở về trước Mộc nhĩ chủ yếu được nuôi trên thân gỗ và thu hái ngoài tự nhiên. Sau năm 1980 và đặc biệt là sau năm 2000 việc nuôi trồng Mộc nhĩ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Mộc nhĩ chủ yếu được nuôi trồng trên cơ chất mùn cưa của các loại gỗ mềm. Hiện nay từng bước chúng ta đang đưa cơ giới vào công nghệ sản xuất Mộc nhĩ đồng thời nghiên cứu đa dạng các chủng loại Mộc nhĩ phát triển phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
66. Làm cách nào để nhận diện Mộc nhĩ?
Ở nước ta cũng như các nước phương Đông ai cũng biết Mộc nhĩ là loại nấm ăn mọc nhiều trên các loại gốc, cây gỗ mục vào mùa mưa, tên gọi theo từng địa phương có khác nhau như Nấm mèo, Mộc nhĩ, Wood ear (tai gỗ), v.v…theo các nhà khoa học thì Mộc nhĩ là tên chung để chỉ các loài nấm ăn thuộc chi Auricularia.
Trong tự nhiên Mộc nhĩ mọc nhiều trên các thân cây gỗ mục. Cánh Mộc nhĩ có màu nâu nhạt tới nâu sẫm. Khi già ở lớp mặt trên của cánh Mộc nhĩ có lớp bào tử màu trắng rất nhỏ, Mộc nhĩ có hệ men Xenluloza rất khoẻ, nhờ đặc tính này mà chúng phát triển tốt trên các nguyên liệu giàu xenlulo, licnhin.
Cánh Mộc nhĩ chính là một khối keo có thể trương nở (khi đủ nước) và thay đổi kích thước hàng chục lần. Tuỳ theo giống nấm có những loài cánh nấm rộng tới 18 – 20 cm dày 1,0 – 2,5mm, có loại cánh nấm chỉ rộng 3 – 5cm, rất mỏng.
67. Có thể dùng nguyên liệu gì để trồng Mộc nhĩ?
– Mộc nhĩ có khả năng phát triển tốt trên rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: các loại cây gỗ (cây lá rộng, có nhựa mủ màu trắng càng tốt) mùn cưa, vỏ lạc, rơm rạ, cỏ nghiền, V.V.., chính nhờ hệ men Xenluloaza rất khoẻ có trong Mộc nhĩ mà chúng có thể sử dụng nguồn hydrat cacbon dồi dào có trong các nguyên liệu trên.
– Yêu cầu gỗ trồng Mộc nhĩ phải chặt từ cây tươi còn vỏ có đường kính từ 5cm tới 30cm nhưng tốt nhất là đường kính từ 8 – 15cm dễ thao tác, vận chuyển.
– Yêu cầu mùn cưa: Mộc nhĩ có thể mọc trên nhiều loại mùn cưa khác nhau, tốt nhất là mùn cưa cây cao su, với các loại khác nên dùng mùn cưa một chủng loại như mùn keo, mùn bồ đề, mùn gồ mít, mùn cưa các loại gỗ tạp không có tinh dầu. Không nên dùng mùn cưa đã bị mốc, mùn cưa các loại cây gỗ cứng như đinh, lim.
– Ngoài mùn cưa các loại cây thân gỗ, còn có thể dùng bã mía, mùn các loại cây thân thảo như mùn dừa, mùn cỏ nghiền…
68. Trồng Mộc nhĩ có phải theo mùa vụ không?
Các yếu tố của môi trường ành hường rất lớn đến khả năng phát triển của Mộc nhĩ như: Nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng, chiếu sáng, pH,…
+ Nhiệt độ thích hợp nhất để Mộc nhĩ phát triền là từ 20 – 30°C. Khi nhiệt độ lên trẽn 35°C hoặc xuống dưới 15°C thi Mộc nhĩ phát triển kém và cho năng suất thấp. Nhiệt độ không khí cao hon 32°C ta thường thấy Mộc nhĩ thưa và cánh mỏng cây nhỏ, mép xoăn. Còn khi nhiệt độ xuống thấp thì Mộc nhĩ phát triển chậm hoặc ngừng ra quả thể.
+ Độ ẩm trong cơ chất trồng Mộc nhĩ từ (47 – 55%) trên gỗ hoặc (60 – 62%) như trên mùn cưa. Độ ẩm không khí khu vực cho Mộc nhĩ ra quả thể tốt nhất từ 90 – 95%.
+ Mộc nhĩ không có diệp lục để quang hợp nhưng cũng phải điều chỉnh chế độ chiếu sáng từng giai đoạn cho phù hợp. Thời kỳ ủ sợi không cần ánh sáng. Tới khi cây Mộc nhĩ mọc tăng dần lượng ánh sáng và giữ ở mức ánh sáng đọc sách được, ánh sáng quá yếu thì Mộc nhĩ sẽ có màu trắng nhạt và mọc kém. Vì vậy, ta có thể nhìn màu của cánh Mộc nhĩ để điều chỉnh, cánh Mộc nhĩ có màu hồng thịt là tốt nhất.
Với những đặc tính trên của Mộc nhĩ nên thời vụ nuôi trồng tốt nhất là từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch hàng năm (ở các tỉnh phía Bắc) ở phía Nam có thể trồng quanh năm.
69. Nên chọn địa điểm như thế nào để trồng Mộc nhĩ?
Mộc nhĩ trồng trên gỗ hoặc trên bịch mùn cưa từ khi cấy giống, nuôi sợi, đến khi đưa ra chăm sóc, thu hái có thể trồng trong nhà, trong lán trại, ngoài trời dưới tán cây, giàn che không bị nắng chiếu trực tiếp.
Để nuôi trồng Mộc nhĩ có hiệu quả thì địa điểm nuôi trồng cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Khu vực nhà nuôi trồng cần sạch, thông thoáng, kín gió nhưng cũng cần có ánh sáng nhẹ như trong phòng có cửa kính là vừa. Dù treo hoặc xếp các túi mùn cưa trên giàn giá hay dựng các khúc gỗ thành luống theo kiểu giá súng… thì luôn phải giữ độ ẩm trong phòng đạt trên 80% để Mộc nhĩ không bị khô héo.
– Trước khi đưa nguyên liệu vào trồng nấm cần vệ sinh, thanh trùng mặt bằng sản xuất đồng thời dùng thuốc tiêu diệt các loại côn trùng hại sợi nấm… và quả thể nấm nhỏ.
70. Cách xử lý nguyên liệu gỗ khúc và mùn cưa để trồng Mộc nhỉ như thế nào?
a. Xử lý gỗ khúc để trồng Mộc nhĩ
– Có nhiều loại gỗ có thể trồng Mộc nhĩ. Tốt nhất là các loạỉ gỗ mềm, xốp, không độc và có nhựa mủ trắng càng tôt như: gỗ cao su, mít, ngái, so đũa, sung, si, đa, bồ đề, trâu,,…
– Yêu cầu gỗ trồng Mộc nhỉ phải chặt từ cây tươi còn vỏ có đường kinh từ 5cm tới 30cm nhưng tốt nhất là đường kính từ 8 – 15 cm dễ thao tác, vận chuyển.
– Cắt gỗ thành khúc dài 1,0 -1,2m; nhúng 2 đầu gỗ vào nước vôi đặc khoảng 5 cm và quét nước vôi vào những chỗ đầu cành boặc vỏ bị xây xước để chống nấm dại xâm nhập vào thân gỗ.
– Sau khi cắt khúc tuỳ từng loại gỗ vỏ mỏng hoặc dày ta để gỗ ráo nhựa từ 7 ngày đến 15 ngày bằng cách xếp gỗ vào nơi kín gió, sạch sẽ, gần nguồn nước, che được mưa, nắng chiếu trực tiếp và tiện đường vận chuyển. Nếu không để ráo nhựa, cấy giống khi gỗ còn tươi thì nhựa mủ của gỗ sẽ ức chế sợi nấm mọc vảo thân gồ gây chết giống nấm hoặc giống phát triển kém.
b. Xử lý nguyên liệu mùn cưa để trồng Mộc nhỉ
– Mộc nhĩ có thể mọc trên nhiều loại mùn cưa khác nhau, tốt phất là mùn cưa cây cao su, các loại khác nên dùng mùn cưa một chủng loại như mùn keo, mùn bồ đề, gỗ mít, mùn cưa các loại gổ tạp không có tinh dầu. Không dùng mùn cưa đã bị mốc, mùn cưa có hoá chất, dẩu mơ, mùn cưa các loại cây gỗ cứng như đinh, lim.
Ngoài mùn cưa các loại cây thân gổ, còn cỏ thể dùng bã mía, mùn các loại cây thân thảo như mùn dừa, mùn cỏ nghiền…
– Mùn cưa mới có thể dùng ngay nếu dùng dần phải phơi khô đóng bao hoặc trộn ủ bảo quản chống mốc, chống mùn hóa làm mất dinh dưỡng.
* Tạo ẩm, phối trộn nguyên liệu, đóng túi (phương pháp ủ nhanh, ngắn ngày)
– Nếu dùng mùn cưa thuần chủng như mùn cưa gỗ cao su, bồ đề, keo, mít, v.v… ủ đống và phối trộn theo tỷ lệ:
+ Mùn cưa đã tạo ẩm: 100kg
+ Bột nhẹ (CaCO3 hoặc vôi bột: 0,5kg): lkg
+ MgSO4: 0,1 kg
– Trộn thật đều nguyên liệu với bột nhẹ hoặc vôi bột, kiểm tra độ ẩm đạt 65%, ủ đống 5-7 ngày, đảo đống ủ, ủ tiếp 5-7 ngày. Sau khi đảo 1 lần lấy nguyên liệu trộn thêm phụ gia (0,1 kg MgSO4 và 3 – 5kg thóc nghiền nhỏ) sau đó tiến hành đóng túi nilon (loại túi pp chịu nhiệt) kích thước 19 x 37cm.
– Hiện nay có nhiều cơ sở tổ chức sản xuất Mộc nhĩ với số lượng lớn tới hàng chục vạn bịch nấm/vụ và dùng nhiều loại mùn cưa gỗ khác nhau (gọi là mùn cưa tạp). Vì là mùn tạp nên có độ cứng, mềm không đều và dinh dưỡng kém nên người ta thường dùng cách ủ mùn cưa dài ngày từ 35 – 40 ngày trở lên, có bổ sung thêm các loại phân khoáng vô cơ để tăng dinh dưõng. Cách ủ mùn cưa dài ngày tiến hành như sau:
– Công thức dùng mùn cưa gỗ tạp (trừ gỗ quá cứng và gỗ có tinh dầu) tiền hành ủ và phối trộn nguyên liệu theo tỷ lệ:
+ Mùn cưa tạp: 1000 kg
+ Đạm urê: 3 – 4 kg
+ Vôi bột: 4 – 5 kg
+ Supe lân: 10-12kg
* Cách tiến hành ủ mùn cưa dài ngày:
Trộn đều đạm urê với phân lân, vôi bột để riêng, xuống mùn tới đâu ta rắc đều phân vô cơ và vôi bột, dùng vòi nước tưới bổ sung thêm độ ẩm đạt khoảng 55 – 60%. Sau đó vun thành đống lớn, nếu ở ngoài trời cần có mái che tạm hoặc bạt lớn che phủ để tránh bị mưa, nắng chiếu trực tiếp làm mùn cưa bị mùn hoá hoặc mốc. Theo dõi nhiệt độ trong đống ủ > 55°C là đạt yêu cầu. Đóng bịch giống như mùn ủ ngắn ngày theo công thức đã trìnjj bày ở phần đầu:
+ Mùn cưa đã ủ dài ngày: 100 kg
+ Bột nhẹ (CaCO3 hoặc vôi bột: 0,5kg): 1 kg
+ MgSO4: 0,1 kg
+ Thóc nghiền nhỏ như cám: 3 – 5kg
Trộn đều mùn cưa đã ủ dài ngày với bột nhẹ hoặc vôi bột,
1 MgSO4 và thóc nghiền (hoặc cám) chỉnh đủ ẩm 60 -ì 65%, sau đó 1 đóng túi, hấp khử trùng, cấy giống.
* Hấp khử trùng túi mùn cưa
Sau khi đóng túi phải hấp khử trùng túi mùn cưa. Phương pháp đơn giản nhất là hấp cách thủy bằng nhiệt của hơi nước bào hoà. Thời gian từ 6-7 giờ (tính từ khi nhiệt độ từ 95°C -100°C).
– Nếu hấp ở nhiệt độ 120°C – 125°C thì trong thời gian 150 – 180 phút (2,5 – 3 giờ).
70. Trồng Mộc nhĩ theo kỉểu nào và cách làm ra sao?
Mộc nhĩ thường được trồng trên thân cây gỗ là kiểu trồng đơn giản nhất, và trồng Mộc nhĩ trên túi mùn cưa. Hai kiểu trồng được tiến hành như sau.
a) Chuẩn bị dụng cụ và giống Mộc nhĩ trồng trên cây gỗ
– Trồng Mộc nhĩ trên cây gỗ phải có búa chuyên dụng hoặc khoan để tạo lỗ cấy giống trên thân cây. Loại búa đục lỗ có mỏ búa đường kính 1,5 – 2,0 cm dài 2,0 – 3 cm và thân búa cố lỗ thoát phoi gỗ tự động. Dùng búa chuyên dụng nhẹ nhàng, hiệu suất cao, đảm bảo kỹ thuật, tiện sử dụng ở những nơi không có điện.
– Giống nấm cần chuẩn bị giống đúng tuổi, không dùng giống quá già hoặc quá non. Giống già là giống đã mọc cây nấm ngay ở trong chai hoặc túi nilon đựng giống. Giống non là giống chưa ăn kín xuống đáy túi. Giống không bị nhiễm tạp các loại nấm mốc. Giống nấm tốt là chai hoặc túi giống có sợi mọc trắng đều từ trên miệng xuống đáy.
Cần tính thời gian khai thác gỗ và sử dụng giống phải thật ăn khớp tránh tình trạng gỗ đã chặt mà chưa có giống và ngược lại.
Đục lỗ: Sau khi xếp, phơi cho gỗ ráo nhựa, dùng búa đục lỗ thành hàng trên thân gỗ. Mỗi lỗ cách nhau 10 – 12 cm; 2,0 – 3,0 cm. Các hàng lỗ cách nhau 7 – 8 cm và các lỗ so le Lưu ý các lỗ cần cách mép gỗ 5 – 7 cm. Nhặt các phoi gỗ bật ra để cắt thành các miếng mỏng 1 mm để đậy lên miệng lỗ sau khi cấy giống.
* Cấy giống nấm:
– Dùng tay bẻ miếng giống vừa bằng lỗ giống, mỗi lỗ tra giống gần đầy miệng lỗ, dùng miếng phoi gỗ cắt mỏng đậy lên miệng lỗ và hoà xi măng đặc (như bột trẻ em) quét lên các mặt lỗ 1 đã được đậy phoi gỗ. Xi măng bịt kín có tác dụng giữ cho giống không bị khô, chống các loại nấm mốc khác và chống kiến hoặc gián ăn giống nấm.
– Chú ý: khi bẻ và cấy giống nấm không được vò nát giống hoặc bóp mạnh làm dập chết giống nấm.
b. Cấy giống và ươm túi mùn cưa trồng Mộc nhĩ
– Sau khi đã hấp, chuyển túi mùn cưa ra phòng cấy giống, để nguội rồi tiến hành cấy giống:
+ Cách 1: Nếu sử dụng giống trên hạt ta dùng que sắt khều giống từ trong lọ thủy tinh hoặc túi nilon sang túi mùn cưa lắc đều lên trên bề mặt túi. Tỷ lệ giống cấy 1,2% so với trọng lượng túi mùn cưa. Có nghĩa là cứ 1 túi mùn cưa có trọng lượng 1>2 -1,4 kg ta cấy 12 – 15 gam giống nấm (1 chai giống cấy 35 -40 túi)
+ Cách 2; Nếu dùng giống Mộc nhĩ làm trèn que sắn ta dùng panh vô trùng kẹp nhẹ lẵng que giếng chuyển sang các lỗ cấy giống đã dùi từ trước trong túi mùn cua. Mỗi túi mủn cưa cấy 1 que giống, đầu trên của que giống sát với bề mặt túi mùn cưa là vừa phải
Quá trình cấy giống phải làm trong phòng kín, sạch sè và thao tác trên ngọn lửa đèn cồn
Sau khi cấy giống ta nút miệng túi bằng nút bông và chuyển vào phòng ươm sợi
Hình 5: Túi mùn cưa đã cấy giống nấm
72. Kỹ thuật chăm sóc Mộc nhĩ như thế nào?
a. Chăm sóc, thu hái Mộc nhĩ trồng trên túi mùn cưa :
– Khi sợi Mộc nhĩ mọc kín đáy túi ta chuyển chúng sang khu vực chảm sóc: có thể xếp trong nhà lán trại hoặc làm giàn treo.
– Thu hồi cổ nút buộc miệng bịch bằng dây chun (có thể để nguyên cả cổ nút).
– Dùng dao sắc rạch 10 – 12 vết rạch dài 3 – 4 cm, sâu 1 – 2 mm quanh túi.
– Để tận dụng diện tích và khoảng không người ta dùng dây để treo các túi mùn cưa, mỗi dây treo được 7 – 8 túi có độ cao 1,5 – 1,6 m. Mỗi mét vuông treo được 25 dây. Cách treo và bố trí lối đí làm sao để thuận tiện cho việc tưới nước, vệ sinh, chăm sóc vả thu hái. khống mở miệng túi nilon để nước tưới vào trong gáy sũng nước vả bị thối rữa sợi nấm.
Khi Mộc nhĩ bất đấu mọc, ta phải tưới nước. Mỗi ngày tưới 1 – 2 lán. Cách tưới tốt nhất là dùng bình bơm và phun sương lên mặt túi.
Nước tưới yêu cấu phải là nước sạch, nếu là nước máy phải để bay hết mùi clo. Chăm sóc tốt, sau vài ngày Mộc nhĩ đã đạt kích thước đủ lớn ta tiến hành thu hái. Khi hái ta hái cả cụm rồi tách ra từng cây riêng biệt. Cách làm nhẹ nhàng tránh dập nát cánh Mộc nhĩ, cắt sạch phần gốc có bám mùn cưa. Khi phơi nên phơi trên giàn bằng tre, nứa để Mộc nhĩ khô dần, đẹp mã.
Khu vực nhà nuôi trồng cần kín gió nhưng cũng cần có ánh sáng nhẹ như trong phòng có cửa kính là vừa. Dù treo hoặc xếp các túi mùn cưa trên giàn giá, ỉuôn phải giữ độ ẩm trong phòng đạt trên 80% để Mộc nhĩ không bị khô héo. Giai đoạn thu hoạch kéo dài 30 – 45 ngảy. Khoảng 20 ngày thu hái một lứa, khi fleet thúc một đợt phải đợn sạch các túi mùn cưa và làm vệ sinh khu vực nuôi trông.
– Năng suất 1000 kg mún cưa khô thu được 80 – 100 kg Mộc nhĩ khô.
b. Chăm sóc, thu hái Mộc nhĩ trồng trên thân gỗ
Gỗ trồng Mộc nhĩ kết thúc giai đoạn nuôi sợi ta xếp gỗ ra gián ờ nơi khác hoặc tại cho để chăm sóc, thu hái.
– Xếp gỗ từ đống ủ ra giàn có thể xếp gỗ kiểu chữ A (kiêu giá súng) hoặc xép nghiêng đều. Các khúc gỗ cách nhau 8 – 10 cm. Bố trí các luống gỗ hợp lý để tiện chăm sóc vả thu hát nấm.
– Hàng ngảy tưới ẩm 2 – 3 lần, che chắn gió để cánh nấm không bị khô, trên cánh nấm luôn có nước đọng như giọt sương đảm bảo cho nấm đủ nước, cánh nấm dày đều.
– Sau khi ra giàn, chăm sóc 7 – 10 ngày cánh Mộc nhĩ phát triển hết cỡ ta tiến hành thu hái, cánh to hái trước, cắt sạch chân và đem phơi.
– Mỗi lứa Mộc nhĩ kéo dài 15-20 ngày. Sau 3-4 lứa khi thấy cánh nấm nhỏ, mỏng là do dinh dưỡng ở trơng thân gỗ bị giảm. Ta ngừng tưới nước để gỗ khô tại chỗ hoặc xếp ủ như ban đầu từ 18 – 20 ngày (để sợi mọc tiếp vào trong thân gỗ và tích luỹ dinh dưỡng) sau đó chăm sóc thu hái như ban đầu.
– Thời gian thu hái tới khi gỗ mục nát hoặc thời tiết chuyển sang mùa lạnh thì Mộc nhĩ ngừng mọc. Nếu gỗ còn chắc ta có thể xếp gỗ vào nơi ẩm để năm sau đưa ra chăm sóc thu hái tiếp và không phải cấy giống.
– Năng suất bình quân 20 – 25kg Mộc nhĩ khô trên 1m3 gỗ. Có khúc gỗ to cho thu hoạch 2-3 năm và năng suất còn cao hơn.
73. Những bệnh thường gặp khi nuôi trồng Mộc nhĩ
Đối với Mộc nhĩ có một số tác nhân gây bệnh như sau:
a. Nhiễm vi khuẩn
– Hiện tượng: Vi khuẩn nhiễm vào cơ chất trong bịch Mộc nhĩ làm cho môi trường bị chua, ướt, thậm chí làm các bịch nấm trồng Mộc nhĩ, có mùi nồng, hắc, chua và để lâu có mùi thối rữa của chất hữu cơ. Nguyên nhân chủ yếu do khử trùng không triệt để, đóng bịch nấm không chuẩn hoặc xếp bịch hấp quá chặt, quá trình hấp tạo áp suất giả nên vi khuẩn còn tồn tại và gây nhiễm.
– Đối với các bệnh do vi khuẩn cũng không có thuốc đặc hiệu, chủ yếu phòng bệnh bằng biện pháp tuân thủ đúng quy trình hấp khử trùng cơ chất và vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi trồng nấm.
b. Nhiễm nấm mốc
Nấm mốc liên bào (thuộc họ Streptococus) màu hồng (mốc hoa cau). Biểu hiện của nấm mốc liên bảo là sinh trưởng ở nơi ẩm ướt, mọc và lan truyền rất nhanh, ở nhiệt độ 25°C chỉ hơn 20 giờ đã mọc dầy bề mặt môi trường và sinh ra nhiều bào tử màu hồng (ta thường gọi là mốc hoa cau). Loại mốc này thường thấy nhiều ở nút bông ướt, ở những túi bị vỡ hoặc rách túi nilon sau khi hấp bịch. Biện pháp khắc phục: Sau khi hấp không để bị ướt nút bông. Cẩn thận không để rách, vỡ túi khi hấp và vệ sinh nơi cấy giống hàng ngày.
c. Nấm mốc cạnh tranh thức ăn hoặc tiêu diệt sợi nấm
Mốc xanh màu oliu (thuộc giống Chactomium giống Trichoderma spp) mốc xanh lam (giống penicillium, verticillium fungicola)
Mốc đen, mốc nâu (thuộc các nhỏm Cladosporium Botrytis christalina).
* Hiện tượng: Các loại nấm mốc này đều có bào tử xâm nhập vào túi cơ chất, ban đầu sợi nấm đều có màu trắng nhưng sau khi cấy giống 7-10 ngày thì các khuẩn ty của các loại nấm này chuyển sang màu xanh lục, xanh lam, màu đen, nâu.
* Nguyên nhân – tác hại: Các loại bào từ nấm mốc xanh, đen đều có rất nhiều trong không khí, khi nhiễm vào cơ chất chúng nảy mầm thành hệ sợi cạnh tranh dinh dường, tiết ra độc tố ức chế và tiêu diệt hệ sợi nấm ăn hoặc chúng cạnh tranh nguồn oxy và xâm nhiễm vào cơ chất (mốc đen). Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thao tác kỹ thuật:
– Hấp khử trùng chưa đạt yêu cầu.
– Môi trường cơ chất quá ướt.
– Cấy giống bị nhiễm từ giống hoặc bào từ nấm dại từ không khí.
– Phòng ươm nuôi bịch nấm có nhiệt độ cao ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu.
– Không khí bị ô nhiễm nhất là nơi gần khu vực cấy giống.
Nấm mốc trắng (Scopularicopris fumicola).
* Hiện tượng: loại nấm mốc này hay xuất hiện trên bề mặt cơ chất bịch Mộc nhĩ, có màu trắng đục.
* Nguyên nhân, tác hại:
– Do cơ chất mùn cưa có độ ẩm cao, hấp khử trùng chưa đạt yêu cầu hoặc khi cấy giống ở môi trường vệ sinh không tốt gây mốc, lớp mốc trắng cản trở trao đổi ôxy làm giống nấm phát triển chậm hơn. Nhưng khi chuyển sang màu vàng thỉ ít hại hơn
Nấm mốc vàng (nấm nhầy Myxomycetes).
* Hiện tượng, nguyên nhân và tác hại:
– Nấm mốc vàng thường có đường gân như rễ tre màu trắng hoặc vàng chanh mọc trên thân các khúc gỗ trồng Mộc nhĩ hoặc phía dưới của cánh Mộc nhĩ, đây là loại nấm nhầy (Myxomycetes) do khu vực nuôi trồng quá nóng, ẩm nuôi trồng lưu cữu trong thời gian dài, chế độ thông thoáng kém. Nấm mốc vàng kìm hãm sự phát triển của cánh nấm và ngăn cản sự mọc nấm ở trên khúc gỗ.
* Cách phòng trừ:
– Khử trùng khu nhà lán ra giàn Mộc nhĩ gỗ trước khi xếp gỗ, bằng cách rắc vôi bột hoặc tưới nước vôi đặc toàn bộ nền nhà, lán.
– Vệ sinh phòng trồng nấm: thường xuyên quét dọn nước đọng ở nền nhà.
– Cách ly các bịch nấm hoặc khúc gỗ bị nhiễm bệnh, để khô, có thể quét thuốc tím lên các điểm bị nhiễm bệnh.
d. Rệp (mites – bọ mạt)
– Rệp (bọ mạt) là loại tác nhân gây thiệt hại rất lớn cho các cơ sở trồng Mộc nhĩ trên mùn cưa, chúng làm giảm năng suất thậm chí mất trắng phải ngừng sản xuất 1-2 năm. Rệp có kích thước rất nhỏ như hạt bụi, có màu trắng nhạt, chúng sinh sản rất nhanh theo kiểu bọc ấu trùng. Với kích thước rất nhỏ, lây truyền nhờ gió và kiểu sinh sản bọc ấu trùng nên rệp nấm phát triển rắt nhanh và tác hại rất lớn. Các bịch nhiễm rệp có các hạt như trứng cá ở bể mặt hoặc tại vết rạch, xung quanh sợi nấm bị hư hại có màu nâu khô xác.
– Phòng trừ rệp bằng biện pháp nuôi trồng nấm xa các chuồng trại chăn nuôi trâu, bò, gà, lợn. Vệ sinh bằng hoá chất phòng ươm nuôi sợi và khu vực treo bịch chăm sóc, thu hái.
+ Rắc vôi bột toàn bộ nền nhà xưởng nơi sản xuất.
+ Rệp nấm phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ cao > 30°C rất dễ phát sinh bệnh và rút ngắn vòng đời ấu trùng, tăng nhanh chu kỳ phát triển bệnh. Vì vậy hiện nay trồng Mộc nhĩ trên túi mùn cưa người ta thường chọn thời vụ có thời tiết mát hoặc hơi lạnh để ngăn ngừa bệnh (Tháng 2, 3 và tháng 9, 10 hàng năm).
e. Tuyến trùng (Nematodes):
– Tuyến trùng là 1 loại giun rất nhỏ chỉ dài khoảng 1mm, thường ở trong đất ẩm hoặc nước bẩn. Có 2 loại tuyến trùng: tuyến trùng ký sinh trên hệ sợi nấm và tuyến trùng gây thối nhũn nấm. Ở nhiệt độ 14 – 20°C thì vòng đời của tuyến trùng là 15 ngày, nếu nhiệt độ cao hơn thì vòng đời nhanh hơn.
* Cách phòng trị:
+ Tuyến trùng chịu nóng yếu sẽ bị chết 100% ở nhiệt độ 160°C là 1 phút, 50°C là 2 phút và 45°C là 5 phút. Vì vậỵ quá trình hấp bịch Mộc nhĩ đúng kỹ thuật sẽ diệt được 100% tuyến trùng.
+ Khi chăm sóc, thu hái phải dùng nước sạch như nước ăn để tưới nấm. Trời nắng nóng nhà nuôi trồng phải thông thoáng, quét nước đọng ở nền và có thể rắc vôi bột hoặc tưới nước vôi rồi để khô nền 1 – 2 ngày.
– Các loại sâu bệnh hại Mộc nhĩ chủ yếu là các loại côn trùng, rệp, nhện gây tác động cơ học làm hư hại sợi nấm và quả thể, chúng ta không thể dùng các loại thuốc trừ sâu như ở các loại cây trồng khác. Biện pháp chủ yếu là phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh nhà xưởng trồng Mộc nhĩ, cách ly nguồn lây nhiễm sâu bệnh, để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.
74. Những điểm cần lưu ý khi trồng Mộc nhĩ để đạt năng suất cao?
Để nuôi trồng Mộc nhĩ có hiệu quả chúng ta cần lưu ý một số điểm chính sau:
– Nắm vững đặc tính sinh học cụ thể của các chủng Mộc nhĩ nuôi trồng (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng, ánh sáng, pH…)
– Xác định cụ thể tính thời vụ nuôi trồng cho từng vùng sinh thái, từng loại cơ chất (gỗ hay mùn cưa…)
– Kiểm soát tốt chất lượng giống Mộc nhĩ và độ tuổi của giống (không dùng giống Mộc nhĩ già, nhiễm bệnh…)
– Làm chủ kỹ thuật nuôi trồng từ khâu chọn nguyên liệu, xừ lý nguyên liệu, cấy giống, nuôi sợi, chăm sóc thu hái, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
– Làm tốt công tác vệ sinh, thanh trùng nhà xưởng, khu vực sản xuất.
75. Nêu các phương pháp bảo quản Mộc nhĩ?
Mộc nhĩ sau khi thu hái phải được bảo quản và sơ chế ngay vì bản thân quả thể nấm vẫn có sự hô hấp, chuyển hoá sau khi thu hái khỏi cơ chất trồng nấm.
– Thu hái Mộc nhĩ: chọn thời điểm thu hái đúng độ tuổi, trước khi hái ngừng tưới 3-4 ngày (đối với Mộc nhĩ trồng trên bịch mùn cưa) để cánh Mộc nhĩ hơi se khô trên bịch, khi thu hái trải bạt dưới nền và vuốt tay hái cả dây Mộc nhĩ. Trên gỗ, cánh Mộc nhĩ to hái trước. Hái xong cắt gốc Mộc nhĩ, trời nắng đưa ra phơi, nếu không cỏ nắng phải đưa vào sấy.
– Thao tác sấy: Sau khi xếp đủ lượng Mộc nhĩ vào lò ban dầu sấy ở nhiệt độ 35 – 40°C, trong 1-4 giờ để tránh tạo thành lớp vỏ cứng ở nấm Mộc nhĩ, mở hết cửa gió.
– Bước vào giai đoạn làm khô, mỗi giờ tăng 2°C tới khi đạt tới 55°C. Theo đà giảm cùa lượng nước bốc hơi và nhiệt độ ta đóng hẹp dần cửa gió.
– Đến giai đoạn sấy khô duy trì nhiệt độ ở 60 – 65°C trong thời gian 1 – 2 giờ, đóng hoàn toàn cừa gió.
Đóng bao và bảo quản sản phẩm Mộc nhĩ khô
– Tuỳ theo thị trường và yêu cầu của khách hàng mà có tiêu chuẩn phân cấp và đóng gói khác nhau.
– Thông thường sau khi sấy khô đến độ ẩm < 13% (cầm Mộc nhĩ bóp khô giòn) cho Mộc nhĩ sấy vào bao bì có 2 lớp bao nilon, 1 lớp bao dứa đựng khoảng 10kg/bao. Buộc miệng túi 3 lần, 2 lần xoắn chặt và buộc miệng bao nilon để chống lọt không khí ẩm vào trong, 1 lần buộc miệng bao dứa. Bảo quản trong kho đúng tiêu chuẩn.
76. Vấn đề tiêu thụ Mộc nhĩ như thế nào?
– Mộc nhĩ là một trong những loại nấm khô được tiêu thụ nhiều nhất ở nước ta cũng như các nước và vùng lãnh thổ châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…). Mỗi năm sản lượng Mộc nhĩ của Trung Quốc là 2.554.059 tấn (năm 2007). Ở nước ta mỗi năm đạt sản lượng khoảng 120.000 tấn. Trong đó, 70 – 80% là được tiêu thụ trong nước, số còn lại được xuất khẩu. Vào các dịp lễ, tết và nhất là Tết Âm lịch nhu cầu Mộc nhĩ tăng đột biến cả về số lượng và giá cả. Vì vậy, thị trường tiêu thụ Mộc nhĩ là cực kỳ thuận lợi, vì sản phẩm là hàng hoá khô nên việc bảo quản rất đơn giản, luôn luôn đảm bảo nhu cầu thị trường. Tuy nhiên khi khởi nghiệp, người trồng nấm nên chọn thời vụ cuối năm từ tháng 9 đến tháng 11, sản phẩm làm ra đúng dịp Tết âm lịch sẽ có giá hơn và thu hồi vốn sẽ nhanh hơn. Nhu cầu Mộc nhĩ để xuất khẩu của chúng ta còn hạn chế, chưa cỏ đủ lượng cho các hợp đồng ngoại.
III. NẤM SÒ
77. Vấn đề phát triển nấm Sò hiện tại và tương lai?
– Trên thế giới hiện nay nấm Sò là một trong tám loại nấm có tổng sản lượng lớn nhất.
– Ở nước ta cùng với nấm Rơm, Mộc nhĩ thì nấm Sò là một trong ba loại có tổng sản lượng lớn nhất hiện nay. Mỗi năm chúng ta sản xuất trên 50 ngàn tấn (quy đổi tươi).
– Từ năm 2000, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nấm Sò chủ yếu được nuôi trồng trên cơ chất rơm rạ, bông phế loại, mùn cưa của các loại gỗ mềm, các cây thân thảo nghiền nhỏ.
– Với những thế mạnh về điều kiện sinh thái, đa dạng nguồn nguyên liệu nuôi trồng, nhu cầu tiêu thụ trong nước rất lớn nên trong những năm tới nấm Sò sẽ phát triển mạnh về quy mô sản xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu.
78. Làm cách nào để nhận diện nấm Sò?
– Nấm sò có hình dạng giống như con sò, bào ngư nên miền Bắc gọi là nấm Sò, miền Nam gọi là nấm Bào ngư.
Hình 6: Nấm sò nâu nuôi trồng trên bông phế liệu
Hình 7: Nấm sò trắng trồng trên rơm rạ, treo dưới lán nấm
– Nấm sò có tên khoa học chung là Pleurotus sp. thuộc chi Pleurotus. Trong đó có tới 39 loài, khác nhay về màu sắc, hình dạng chúng là những loài nấm Sò tím (P. ostreatus), nấm Sò trắng (P. Florida), nấm sò nâu (P. sajo – caju), v.v…
– Nấm sò có hình dạng phễu lệch, mọc thành cụm, mỗi cánh nấm gồm 3 phần: mũ, phiến, cuống. Khi trưởng thành, nấm Sò sẽ phát tán bào tử nhờ gió, bào tử gặp điều kiện môi trường thích hợp (thân gỗ mục) sẽ nảy mầm thành hệ sợi sơ cấp với một nhân. Các sợi sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên hệ sợi nấm thứ cấp, sau đó có sự kết hợp của hệ sợi nấm thứ cấp hình thành quả thể nấm hoàn chỉnh
79. Có thể dùng nguyên liệu gì để trồng nấm Sò?
– Tất cả các loại nguyên liệu có chứa xenlulo đều có thể dùng để trồng nấm Sò như: Rơm rạ, bông phế liệu, mùn cưa, bã mía, vỏ hạt cafe, lõi ngô, mùn cỏ nghiền,… Nhưng phổ biến nhất là trồng nấm Sò trên rơm rạ, bông phế liệu, mùn cưa dễ xử lý, hiệu quả cao
– Để nuôi trồng nấm Sò có hiệu quả thì tất cả các loại nguyên liệu trên đều phải xử lý theo các phương pháp khác nhau để đảm bảo các điều kiện (đủ độ ẩm, chuyển hóa thành dạng dễ tiêu thuận lợi cho hệ enzyme của nấm Sò phân giải, tiêu diệt các mầm bệnh gây hại cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm).
80. Trồng nấm Sò có phải theo mùa vụ không?
– Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của nấm Sò như: nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng, chiếu sáng, pH,…
– Độ ẩm cơ chất trồng nấm từ 60 – 62%, độ ẩm không khí >= 80%
– Cơ chất trồng nấm và nước tưới cần pH = 6,5 – 7,0.
– Ánh sáng: Không cần thiết trong thời kỳ nuôi sợi, khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán (200 – 400 lux đọc sách được trong phòng).
– Độ thông thoáng: cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi khi nấm lên thông thoáng vừa phải nồng độ CO2 =< 0,3%
– Dinh dưỡng: sợi nấm Sò sử dụng trực tiếp nguồn xenlulo của cơ chất. Có thể bổ sung thêm các chất phụ gia giàu chất đạm, khoáng trong giai đoạn xử lý nguyên liệu.
– Nấm sò có thể trồng quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 9 năm trước tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp nhất với nấm Sò.
– Với những đặc tính trên của Nấm sò nên thời vụ nuôi trồng tốt nhất là từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau (ở các tỉnh phía Băc). Ở phía Nam có thể trồng quanh năm với giống nấm bào ngư chịu nhiệt.
81. Nên chọn địa điểm như thế nào để trồng nấm Sò?
Nấm sò là loại nấm dễ trồng nhất trong các loại nấm, tuy nhiên địa điểm trồng nấm là mặt bằng để xử lý nguyên liệu (tạo ẩm, ủ đông nguyên liệu) đóng bịch nấm, treo bịch nấm Sò, thu hái nấm Sò cần có sân bãi, nhà xưởng sạch sẽ, không cỏ nguồn lây bệnh, dễ vệ sinh trước và sau mỗi đợt sản xuất.
– Nhà ươm bịch nuôi sợi nấm Sò cần điều chỉnh được các điều kiện sinh thái, nếu có tầng giàn sẽ tận dụng được diện tích.
– Nhà lán treo bịch nấm cần có mái che mưa, nắng. Tường có thể căng nilon và lưới đen hoặc vải bạt để chống gió, giữ ẩm, điều tiết ánh sáng và độ thông thoáng. Nền sạch sẽ, thoát nước khi tưới nước và chăm sóc thu hái.
82. Cách xử lý nguyên lỉệu như thế nào để trồng nấm Sò?
– Nguyên liệu phổ biến nhất là rơm rạ được phơi thật khô, màu vàng sáng, không bị mốc.
Rơm rạ được làm ướt bằng nước vôi có pH > 12,0 (hòa 4,0 kg vôi đã tôi vào 1000 lít nước), rơm ngấm đủ nước vôi có màu vàng sẫm, vớt ra để ráo nước rồi xếp vào đống ủ có kích thước rộng 1,5 m x cao 1,5 – 1,8 m x dài 1,5 m (tuỳ theo khối lượng rơm rạ có thể tăng chiều dài) nhưng tối thiểu là 300 kg đống ủ có kích thước như trên mới lên nhiệt tốt. Sàn đống ủ có kệ kê cách mặt đất 10 – 15 cm để thoát nước. Giữa đống ủ có cọc thông khí, nếu đống ủ dài cứ 1,5 m có 1 cọc thông khí . Xung quanh đống ủ che nilon từ chân tới gần đỉnh, nốc đống ủ đề hờ đường kính 0,7 – 0,8 m để không khí lưu thông.
– Sau khi ủ đống 3-4 ngày tiến hành đảo đống ủ 1 lần và chỉnh độ ẩm: đảo rơm rạ trong ra ngoài, trên xuống dưới, cọc thông khí và che đống ủ như ban đầu. Khi đống ủ được 6-8 ngày thì tiến hành sử dụng để đóng bịch, cấy giống nấm Sò.
– Rơm rạ trước khi cấy giống phải được ủ chín (nhiệt độ giữa đống ủ 70 – 75°C), mùi thơm đễ chịu, độ ẩm đạt 65% (vắt chặt vài sợi rơm trong tay chỉ có nước ướt vân tay)
– Nếu sử dụng bông phế loại thì ta làm ướt bông có nước vôi (1m3 nước cho vào 4kg vôi đã tôi), đống ủ có chiều cao từ 1,5 – l,8m, chiều rộng 1,5 m, chiều dài tối thiểu 1,5 m (ủ tương tự như ủ rơm), sau 3 ngày đảo 1 lần, ủ lại 3 ngày đảo lần 2, xé tơi bông sau đó ủ lại 1 – 2 ngày và trông như trên rơm nhưng kích thước túi nhỏ hơn.
83. Nên trồng nấm Sò theo kiểu nào và cách làm ra sao?
Nấm sò được trồng trên nguyên liệu ủ đống và nguyên liệu hấp khử trùng. Kiểu trồng trên nguyên liệu ủ đống là đơn giảnl nhất. Vì vậy nếu trồng nấm Sò trên rơm rạ hoặc bông phê liệu nên trồng theo kiểu ủ đống nguyên liệu, cách làm như sau:
1. Nguyên liệu được xừ lý bằng cách ủ đống, đảo đống ủ như đã trình bày ở trên.
2. Sau khi ủ tiến hành đóng bịch» cấy giống nấm, nuôi sợi như sau:
• Đóng bịch:
– Cần khoảng 40 – 45 kg giống nấm/1 tấn rơm rạ
– Túi nilon cần 6 kg/tấn nguyên liệu rơm rạ
+ Thời tiết lạnh sử dụng túi có kích thước 30 x 45 cm hoặc 35 x 50 cm.
+ Thời tiết nóng ấm sử dụng túi có kích thước 30 x 40 cm.
– Bông nút: 6 kg/tấn rơm rạ.
– Chun buộc: l gói/tấn rơm rạ,
– Cho rơm rạ (đã băm ngắn) vào túi nilon cứ mối lớp 5 – 7 cm rắc một lớp giống nấm xung quanh thành túi, cấy 4 lớp, độ nén vừa phải, lớp trên cùng rắc giống đều bề mặt, Tạo nút bông bằng chiếc chén uống nước đặt lên miệng túi và quấn dây chun giữ nút bông với miệng túi.
* Ươm sợi:
Bịch nấm đã cấy giống nấm được xếp vào nhà ươm (trên giàn giá hoặc nền đất, nền gạch) nhiệt độ nhà ươm giữ ổn định từ 20 – 26°C, độ ẩm và ánh sáng không cần thiết, thời gian ươm 20 – 25 ngày.
84. Chăm sóc nấm Sò như thế nào?
Sau khi nuôi sợi nấm Sò trong phòng ươm bịch nuôi sợi đến khi sợi nấm mọc trắng, kín bịch nấm thì tiến hành đưa bịch nắm ra treo, rạch bịch, chăm sóc và thu hái như sau:
– Gỡ nút bông, nên nhẹ tay, rút căng miệng túi, xoắc miệng túi, buộc chặt bằng dây thun. Treo bịch nấm lên dây treo, 6 – 7 bịch/dây, khoảng cách giữa các dãy từ 10 – 12 cm. Tiến hành rạch 8 – 10 vết rạch so le nhau quanh thành bịch (chiều dài vết rạch 3 – 4 cm, sâu 2 – 3 mm)
– Sau khi treo bịch nấm Sò cần giữ độ ẩm trong phòng từ 80 – 85% tránh gió lùa, khoảng 5 – 7 ngày có mầm quả thể nấm mọc ra từ vết rạch. Lúc đó mới tiến hành tưới nước trực tiếp vào bịch. tùy theo thời tiết khô hay ẩm có chế độ tưới 1 – 2 lần/ngày để nấm mọc đều. Khi cánh nấm có đường kính 3 – 4 cm tiến hành thu hái. Hái cả cụm, nấm mọc thành nhiều lứa trong thời gian 1,5 – 2,0 tháng. Mỗi ngày có thể hái 2 lần, trước khi hái ngưng tưới 3 – 4 giờ, hái xong mới tưới.
85. Những bệnh thường gặp khi nuôi trồng nấm Sò?
Tuy là loại nấm dễ trồng nhất nhưng nấm Sò cũng thường gặp một số bệnh như:
– Bệnh nhiễm các loại nấm đại như: nấm mực, nấm mốc từ khi nuôi sợi
– Bệnh co sợi nấm không mọc kín bịch do nguyên liệu quá ẩm hoặc ủ chưa đạt
– Nhiễm các loại nấm mốc trong giai đoạn chăm sóc, thu hái do thay đổi thời tiết hoặc chế độ tưới không thích hợp làm sợi nấm Sò bị chết và trở thành thức ăn cho nấm mốc
– Bệnh nhiễm các loại ấu trùng ruồi, côn trùng khi ủ đống có ruồi đẻ trứng, tạo ra ấu trùng non cắn sợi nấm, con trưởng thành cắn quả thể nấm
– Bệnh nấm mọc dị dạng do chế độ thông thoáng kếm, nồng độ CO2 cao làm cây nấm mọc dài, gầy, cánh nấm nhỏ, cuống nấm dài dạng san hô
86. Những điểm cần lưu ý khi trồng nấm Sò để có năng suất cao?
– Lựa chọn giống nấm có chất lượng tốt, năng suất cao, phù hợp với thời vụ và điều kiện nuôi trồng của các tiểu vùng khí hậu.
– Chuẩn bị nguyên liệu và xử lý nguyên liệu đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo thức ăn cho sợi nấm Sò mọc tốt nhất.
– Đảm bảo vệ sinh khu vực trồng nấm sạch sẽ, không có các nguồn gây nhiễm.
– Nuôi sợi nấm, chăm sóc, thu hái nấm đúng kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
87. Vấn đề bảo quản nấm Sò ra sao?
– Nấm sò chủ yếu bán nấm tươi, sau khi thu hái cắt bỏ gốc, đóng túi nilon tuỳ theo khách hàng yêu cầu: 0,2 kg/túi; 0,5 kg/túi… chuyển đến nơi tiêu thụ càng nhanh càng tốt. Có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày.
– Nấm sò sấy khô có độ ẩm < 13% được bảo quản trong 2 lớp túi nilon và 1 lớp bao dứa 10kg/bao, để trong kho thoáng, khô. Không chồng xếp quá cao gây vụn nát. Kiểm tra thường xuyên và đảo kho theo định kỳ 3 tháng/lần.
88. Vấn đề tiêu thụ nấm Sò như thế nào?
– Nấm sò hiện nay là loại nấm được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường nước ta sau Mộc nhĩ. Sản lượng nấm Sò ở nước ta đạt khoảng 60.000 tấn/năm. Vì nấm Sò là loại nấm có thể nuôi trồng quanh năm trên cả nước nên thị trường tiêu thụ nấm tươi là chủ yếu. Nấm sò có thể chế biến thành các món ăn ngon như nấm luộc, nấm xào, nấm nấu lẩu… do vậy tại thị trường trong nước nấm Sò thường được tiêu thụ ngay tại địa phương và các thành phố lớn tới 99% sản lượng nấm tươi.
– Một số nơi vùng sâu, vùng xa việc tiêu thụ nấm Sò tươi có hạn chế do chợ phiên hoặc nấm hái vào buổi chiều, ta có thể sấy thành nấm Sò khô, đảm bảo tièu chuẩn hàng hoá bán cho các cơ sở thu mua nấm Sò khô làm mì nấm, hoặc dùng trực tiếp khi giáp vụ nấm. Nấm sò khô có giá ngang, thậm chí cao hơn Mộc nhĩ khô.
IV NẤM MỠ
89. Làm cách nào để nhận diện nấm Mỡ? Tại sao lại gọi tên Mỡ? Thời vụ nuôi trồng nấm Mỡ như thế nào?
Nấm Mở là loại nấm ăn được nuôi trồng ở các nước ôn đới và hàn đới như Pháp, Hà Lan, I-ta-li-a… được di thực vào nước ta từ những năm 70 của thế kỷ XX. Nấm mỡ ăn rất ngon, ngọt và béo như thịt mỡ nên lúc đó người ta đặt tên là nấm Mỡ tuy cũng được trồng trên rơm rạ như nấm Rơm, nấm Sò. Tên thương mại trên thế giới của nấm Mỡ là Champignon de Paris, và tên khoa học là Agaricus bisporus. Vì là nấm ưa lạnh nên thời vụ trồng là mùa đông ở miền Bắc nước ta từ tháng 10 nám trước đến tháng 3 năm sau. Các vùng có khí hậu lạnh như Đà Lạt cũng trồng được nấm Mỡ.
Nấm Mỡ có màu trắng (có loại có màu nâu) quả nấm cân đối có phần mũ và chân nấm đồng màu trắng, là loại nấm thường mọc trong rừng vào mùa xuân, tuyết tan ờ các nước châu Âu.
90. Có thể dùng nguyên liệu gì để trồng nấm Mỡ?
Nấm Mơ cần thức ăn là bã mục thứ cấp của các loại cây thân thảo như rơm rạ, lõi ngô, bã mía, mùn cỏ… Đó là các loại nguyên liệu chính, nhưng phải bổ sung thêm các phụ gia dinh dường như phân vô cơ, phân hữu cơ, bột đậu tương, bột nhẹ để tăng nguồn dinh dưỡng trong cơ chất trồng nấm Mỡ. Quy trình xử lý các loại nguvên liệu này có quy trinh riêng cho từng loại nguyên liệu
91. Trồng nấm Mỡ có phải theo thời vụ không?
Bất cứ loại nấm nào khi nuôi trồng cũng có tính thời vụ ở mức độ tương đối hoặc tuvệt đối. Tuy nhiên trồng nấm Mỡ có tính thời vụ tuyệt đối. Vì nấm Mỡ là loại nấm chịu lạnh và ưu lạnh nên chi được trồng vào mùa đông ở miền Bắc nước ta từ tháng 10 năm trước tới cuối tháng 3 năm sau. Do nấm Mỡ có giai đoạn mọc sợi thích hợp với nhiệt độ 22°C — 25°C; giai đoạn ra quả thể cần nhiệt độ lạnh < 18°C. Vỉ vậy trong thời vụ nuôi trồng nấm Mỡ cũng cần chia ra các thời kỳ rất cụ thể như sau:
+ Từ đầu tháng 10 tới cuối tháng 11 là thời kỳ ủ rơm, đảo rơm, vào luống nấm Mở.
+ Từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12 là thời kỳ cấy giống nấm Mỡ, nuôi sợi. phủ đất luống nấm Mờ.
+ Từ đầu tháng 12 năm trước tới hết tháng 3 năm sau là thời kỳ chăm sóc thu hái nấm.
– Cả vụ nấm Mỡ chi làm được một đợt nếu làm muộn thì sau khi cấy giống nấm, nuôi sợi nấm xong, thời tiết hết rét hoặc rét ít thì không có nấm mọc hoặc nấm mọc ít Chính vì vậy trồng nấm Mỡ đòi hỏi phải tuân theo tính thời vụ rất cao.
92. Nên chọn địa điểm và trồng nấm Mở như thế nào? Cách làm ra làm sao?
Nấm mở không cần ánh sáng, không chịu được mưa hoặc nắng chiếu trực tiếp nên địa điểm trồng nấm phải ở trong nhà lán. Có thể trồng nấm Mở trong các hang đá, hẩm lò đã khai thác xong (ở châu Âu). Ở nước ta thường trồng nấm Mở trong các nhà lán có bố trí các tầng giàn để tận dụng diện tích. Cơ chất trồng nấm Mỡ được xếp vào khay, luống như luống rau để tiện cho việc chăm sóc, thu hái. Sau khi cấy giống 12-15 ngày cần phải phủ đất viên trên luống nấm Mỡ dày 2,5 – 3 cm mới có nấm mọc (đặc biệt riêng của nấm Mỡ), Mỗi tấn nguyên liệu rơm rạ sau khi ủ đảo xong, đưa vào luống tạo được 35 – 40 m2 luống nấm có chiều cao 15-16 cm, bờ luống được trát bằng bùn đất hoặc các vật cứng để định hỉnh luống nấm.
93. Cách xử lý nguyên liệu và môi trường thế nào để trồng nấm Mỡ?
Quy trình xử lý nguyên liệu trồng nấm Mỡ khá phức tạp, vì rơm rạ, bã thực vật trồng nấm Mỡ phải được bổ sung thêm các phụ gia hữu cơ hoặc vô cơ để vi sinh vật lên men hiếu khí chuyển hóa thành thức ăn cho nấm Mỡ. Quá trình này phải tiến hành tạo ẩm, ủ đống, đảo nguyên liệu 4 lần theo các giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 1: Tạo ẩm nguyên liệu, ủ đống, đảo đống ủ 4 lần. Và lần lượt bổ sung 5kg đạm urê, 20 kg đạm sulfatamon (ngay khi chất đống ủ), 30 kg bột nhẹ (khi đảo đống ủ lần 2), 30 kg phân lân (khi đảo đống ủ lần 3) cho 1 tấn nguyên liệu khô.
– Giai đoạn 2: Lên men phụ, vào luống, cấy giống và phủ đất lên luống nấm Mở.
– Giai đoạn 3: Tưới, chăm sóc,thu hái yà chế biến nấm Mỡ.
Quy trình kỹ thuật và các thao tác cụ thể đã có tài liệu và ghi đĩa hình công nghệ trên VTV2 và có bán đĩa công nghệ tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật.
94. Chăm sóc nấm Mỡ như thế nào?
Sau khi cấy giống nấm vào luống cơ chất là chuyển sang 2 thời kỳ chăm sóc nấm Mỡ.
– Thời kỳ 1: Chăm sóc sợi nấm Mỡ mọc vào cơ chất.
Thời kỳ này nhà trồng nấm cần nhiệt độ từ 22 – 24°C, độ ẩm trong không khí từ 80 – 85%, luôn tưới nhẹ giữ cho mặt luống không bị khô.
Sau khi cấy giống 12-15 ngày tiến hành phủ đất, tưới nước giữ ẩm cho đất như đất gieo hạt rau, tới khi có mâm quả thể màu trắng như hạt tấm là chuyển sang thời kỳ 2.
– Thời kỳ 2: Chăm sóc tích cực và thu hái.
Khi sợi nấm Mỡ đã mọc dày trong cơ chất sau khi cấy khoáng 30 ngày nếu gặp thời tiết lạnh, nhiệt độ ngoài trời < 20°C thì nấm Mỡ mọc dày cần chăm sóc tích cục (vì nấm Mô ưa lạnh nên rất phụ thuộc vào thời tiết của các đợt gió mùa đông bắc). Tưới đủ nước cho nấm mọc đều, mở cửa thông thoảng. Nấm mỡ mọc và hái theo lứa, mỗi lứa kóo dài 7 – 10 ngày, mỗi ngày hái nấm 1-2 lần. Hái nấm khi nấm tròn mũ nấm chưa nứt màng hao. Sau khi hái cần vệ sinh mặt luống: nhặt gốc nấm, rễ nấm, phủ đầt bù rồi mới tìến hành tuới nước. Vừa chăm sóc vừa thu hái tới khi cơ chất hết dinh dưỡng hoặc thời tiết hết rét mới hết nấm mọc. Năng suất nấm Mỡ có thể đạt 350 kg nấm tươi/1 tấn nguyên liệu khô.
Tuy nhiên trong thời kỳ 2: chăm sóc và thu hái kéo dài 2 đến 2,5 tháng có thời điểm khí hậu chuyển sang gió nồm, nóng nhiệt độ không khí > 26°C ta cần hạn chế nước tưới để đợi đợt rét sau.
95. Những bệnh thường gặp khi nuôi trồng nấm Mỡ?
Nấm mỡ đưọc trồng trên nguyên liệu ủ, rơm rạ chỉ ở trạng thái lên men cơ chất, khử trùng tương đối ở nhiệt độ 70 – 80°C nên cũng gặp mội số loại bệnh và sâu bệnh như sau:
a. Các loại bệnh
• Bệnh nhiễm nấm dại như nấm mục, nắm mốc trắng sau khi vào luống do khi ủ đảo chưa lên đủ nhiệt hoặc cơ chất khi vào luống quá ẩm.
– Bệnh nhìễm mốc xanh do khi cơ chất ủ chưa chín, do giống nấm cấy vào bị chết (chết giống nấm vì cơ chất còn mùi đạm, luống cơ chất còn sinh nhiệt nóng) làm môi trường cho mốc xanh ôliu phát triển.
– Bệnh sợi mọc kém, thưa hoặc bệnh bã đậu là do cơ chất đậu ủ bị nghèo dinh dưỡng ( nước đạm chảy hết ra ngoài cơ chất có màu đen, vụn) môi trường nuôi không thuận lợi: không khí tù đọng, nồng độ CO2 cao, nhiệt độ cao, khu vực nuôi trồng làm nhiều lần lặp lại nhưng công tác vệ sinh kém.
b. Các loại sâu bệnh hại
• Vệ sính môi trường khòng tốt sẽ có các loại ruồi nấm chích hút vào quả thể nấm tạo vết đen.
– Chuột, kiến, con cuốn chiếu ăn giống nấm khi mới cấy giống.
c Các loại bệnh khác
Khi trời nồm nóng, nước tưới bẩn có một sổ loài thủy sinh như tảo, rêu ở trong nước, đất bám vào quả nấm làm quả nấm bị các vết ố vàng loang lổ, gây thối nhũn quả nấm.
96. Những điểm gì cần lưu ý khi trồng nấm Mỡ để có năng suất cao?
Trồng nấm Mỡ có quy trình khá phức tạp và phụ thuộc nhiều vào thời tiết lạnh nên để có năng suất cao cần lưu ý các điểm sau:
1. Trồng nấm Mỡ đúng thời vụ; nếu sản xuất sớm quá (thời tiết còn nóng) cấy giống dễ bị chết, nếu muộn quá trời hết lạnh sẽ không có nấm mọc.
2. Xử lý nguyên liệu thật chuẩn: đây là giai đoạn chuẩn bị (thức ăn cho nấm, cơ chất kém, sợi nấm mọc yếu dẫn tới năng suầí thấp.
3. Chăm sóc nấm trong các thời kỳ nuôi sợi, thu hái đúng quy trình. Có biện pháp xử lý linh hoạt và tối ưu, hợp lỷ nhất khi có sự thay đổi thời tiết, khi cơ chất bị khô, ướt hoặc có sâu bệnh
4. Đảm bảo các điều sinh thái về nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng trong các nhà trồng nấm. Nước tưới nấm phải sạch như dùng để uống.
97. Vấn đề bảo quản nấm Mỡ ra sao?
Nấm mỡ ưa nhiệt độ lạnh, sau khi thu hái cần cắt gốc nấm và đóng túi ngay để nấm không bị bầm dập.
Nấm tiêu thụ tươi được vận chuyển tới nơi tiêu thụ càng nhanh càng tốt. Vận chuyển nấm trong khay, hộp cứng tránh bị dập nát.
Nấm mỡ tươi nếu chưa được sử dụng ngay có thể bảo quản trong tủ lạnh (nhiệt độ 5 – 8°C) thời gian từ 5 – 7 ngày.
Nấm mở dùng để xuất khẩu hoặc bán cho các nhà máy đóng hộp thường được đưa vào luộc, làm lạnh trong nước lã, để ráo nước, sau đó muối nấm với nước muối bão hòa và muối hạt có thêm axit xitric để bảo quản nấm ở nước muối 22 – 23 độ Baume có pH từ 4,0 – 5,0.
98. Vấn đề tiêu thụ nấm Mỡ như thế nào? Việc phát triển nấm Mỡ hỉện tại và tương laỉ?
Nấm mỡ là loại nấm hàng hóa được lưu thông nhiều nhất trên thế giới (gần 1,5 triệu tấn/năm). Ngoài thị trường tiêu thụ nấm tươi ngay trong nước nấm Mỡ có thể được bán tươi cho các nhà máy đóng hộp nấm của nước ta (xuất khẩu tại chỗ) hoặc sơ chế thành nấm Mỡ muối để xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ Nhật, I-ta-li-a, Đài Loan, Hàn Quốc… một nhà máy đóng hộp nấm Mỡ tại khu công nghiệp Nam Sách, Hải Dương (do doanh nhân Trung Quốc đầu tư 100% vốn) có thể thu mua hàng ngàn tấn nấm Mỡ để đóng hộp trong một vụ. Hiện nay nhà máy phải đưa nấm Mỡ muối từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang chế biến thành nấm đóng hộp rồi xuất khẩu qua cảng Hài Phòng.
Thị trường tiêu thụ nấm Mỡ trong nước là rất lớn. Các siêu thị lớn, các chợ đầu mối là nơi tiêu thụ nấm Mỡ tươi. Tính trưng bình 1 người dân nước ta chỉ ăn 1kg nấm Mỡ/1 năm nhu cầu nấm Mõ tươi đã là 70 -80 ngàn tấn/năm.
Với giá trị dinh dưỡng cao, có thể tiêu thụ được dưới nhiều dạng sản phẩm: nấm tươi, nấm sấy khô, nấm muối, nấm đóng hộp … nên hiện nay nấm Mỡ được coi là loại nấm chủ lực được nuôi trồng ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Trong tương lai được sự quan tâm của Chính phủ, các Ban, ngành, việc sản xuất nấm Mỡ sẽ được cơ giới hóa, tự động hóa và trồng nấm Mỡ theo quy mô công nghiệp. Đảm bảo cho năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao nhất.
IV. NẤM HƯƠNG
99. Nấm hương có nuôi trồng được ở nước ta hay không? Thích hợp nhất là vùng nào?
– Nấm Hương giai đoạn nuôi sợi thích hợp ở nhiệt độ 22-27°C
– Quả thể phát triển tốt ở nhiệt độ 14-20°C
– Sự hình thành quả của nấm Hương cần có sự chênh lệnh nhiệt độ ngày đêm cao (> 10°C).
Với các đặc tính sinh học chính của nấm Hương như trên, nước ta hoàn toàn có thể nuôi trồng được.
Nước ta đã có nấm Hương Trùng Khánh, Cao Bằng nổi tiếng thơm ngon. Tất cả các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái… đều có nấm Hương tự nhiên mọc và có thể trồng được nấm Hương. Các vùng miền núi có khí hậu ẩm, mát, lạnh đều là vùng thích hợp để trồng nấm Hương.
100. Trồng nấm Hương trên nguyên liệu gì?Thời vụ và thời gian trồng nấm như thế nào?
Đơn giản nhất là trồng nấm Hương trên gổ. Nấm hương trồng trên các loại gỗ họ sồi, giè có chất lượng cao nhất. Tất cả các loại cây lá rộng không có tinh dầu khác như sau: keo, tống phá sủi… đều có thể dùng để trồng nấm Hương
Ngoài ra hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển người ta đã nghiên cứu thành công và áp dụng phương pháp trồng nấm Hương bằng mùn cưa, mùn cỏ trong túi nilon.
Vì nấm Hương ưa khí hậu ẩm, mát, lạnh nên thời vụ trồng nấm Hương trên gỗ từ đầu xuân (tháng 2) tới cuôi thu (tháng 9). Nấm Hương trồng trên túi mùn cưa vào 2 đợt mùa xuân và mùa thu trong năm.
Thời gian trồng nấm Hương trên gỗ từ khi cấy giống tới khi có nấm mọc (nuôi sợi) khoảng 6 tháng đến 1 năm, tùy theo gỗ mềm hoặc cứng, thời gian thu hái kéo dài 2 – 3 năm. Trồng nấm Hương trên túi mùn cưa nhanh hơn chỉ sau 60 – 70 ngày đã có nấm mọc, thời gian thu hoạch kéo dài 2 – 3 tháng.
101. Có thể tổ chức trang trại trồng nấm Hương được không? Giống nấm Hương và vật tư trồng nấm Hương mua ở đâu?
Hoàn toàn có thể trồng nấm Hương quy mô hộ gia đình, trang trại từ 2 – 3 khối gỗ trở lên, vài vạn bịch nấm Hương. Người khởi nghiệp trồng nấm có thể áp dụng cả cách trồng nấm Hương trên gỗ và trồng nấm Hương trên bịch mùn cưa.
Vì giống nấm Hương có thời gian sản xuất tương đối dài (45 – 50 ngày) nên khi có kế hoạch trồng nấm Hương người sản xuất phải gọi điện đặt giống trước với cơ sở sản xuất giống nấm để khớp với thời gian chặt gỗ và hấp bịch nấm.
Các vật tư, dụng cụ trồng nấm Hương như búa đục lỗ cấy giống, túi nilon bạn có thể mua tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật – thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp.
Hiện nay, ngoài Trung tâm công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp là đơn vị đầu ngành về việc Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề trồng nấm, cung ứng các loại giống nấm, là đầu mối thu mua sản phẩm và kết nối các đơn vị sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu. Tại một số tinh, thành phố còn có các đơn vị khác cũng tham gia đào tạo nghề trồng nấm như các Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ của các tinh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Ninh Bình, Nam Định.. .có tới 40 tỉnh đã có cơ sở sản xuất giống nấm, được chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến nấm. Ngoài ra một số doanh nghiệp thuộc các Công ty giống, Trung tâm gỉổng nấm cũng tham gia đào tạo nghề trồng nấm.
VI. NẤM LINH CHI
102. Nấm Linh chi là loại nấm gì? Có nuôi trồng nhân tạo được không? Có tác động nhv thế nào?
Nấm Linh chi được xếp vào nhóm nấm dược liệu, ở nước ta chính là nấm Lim (vì nó hay mọc ở các rừng cây gỗ Lim). Nấm Linh chi tự nhiên có màu cánh gián, khi non đang phát triển nấm có màu vàng tơ. Đây là loại nấm hóa gỗ có nhiều ở các vùng miền núi nước ta.
Hiện nay sản phẩm nấm Linh chi chủ yếu là nuôi trồng nhân tạo, sản phẩm thu hái ngoài tự nhiên không đáng kể. Nấm Linh chi có 6 loài có tính năng làm thuốc gọi là lục bảo Linh Chi. Tác dụng của nấm Linh chi được các sách cổ tóm tắt ở mấy điêm sau:
– Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn).
– Bảo can (bảo vệ gan, thải độc nhanh).
– Cường tâm (tăng sức cho tim).
– Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hóa).
– Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp).
– Tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, Linh chi có tác dụng rất tốt điều hòa huyết áp, chống huyết áp cao và chống sự phát triển của khối u.
103. Trồng Linh chi có khó không? Trồng trên nguyên liệu nào?
Trồng nấm Linh chi không khó, quy trình trồng nấm Linh chi trên gỗ khúc và túi mùn cưa cũng tương tự như trồng Mộc nhĩ trên gỗ và túi mùn cưa. Tuy nhiên, các công thức chuẩn bị môi trường dinh dưỡng, túi nilon, giống nấm có sự khác biệt. Hiện nay, các cơ sở đã trồng nấm Linh chi chủ yếu dùng nguyên liệu mùn cưa và các dinh dưỡng phụ gia như cám gạo, bột ngô để trồng nấm Linh Chi.
104. Chất lượng nấm Linh chi nuôi trồng ở nước ta so với các loạỉ nấm Linh chi của nước ngoài như thế nào?
Nấm Linh chi nuôi trồng ở nước ta thường có kích thước nhỏ hơn so với một số loại nấm của nước ngoài đang bán trên thị trường, nhưng có đặc trưng là cánh nấm hình quả thận, cuống đính lệch. Phân tích so sánh thành phần các hợp chất có hoạt tính dược lý, dược liệu trong nấm Linh chi nuôi trồng cũng như thu hái ngoài tự nhiên của nước ta cũng tương đương với các loại nấm Linh chi của nước ngoài đang bán trên thị trường, một số chất có hàm lượng cao hơn như thành phần chất khử, tritecpenoid. Một số người sử dụng cũng đánh giá nấm Linh chi trồng trong nước có vị đắng hơn nấm của nước ngoài và có tác dụng điều hòa huyết áp rất tốt. Bởi vì vị đắng là tác dụng của các hợp chất khử có trong nấm tạo nên tính chất dược liệu của nấm Linh chi.