Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Mách bạn 6 tác dụng của rau đay

Thành phần hoá học của rau đay gồm có: canxi 498mg%, photpho 93mg%, sắt 3,8mg%, kali 650mg%, axit oxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamin B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị…

Rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công hiệu làm tiêu đờm, xọp phù thũng, ngừng hen suyễn, thông kinh nguyệt.

Ngoài ra, một số công dụng cho sức khỏe mà ít người biết từ rau đay như giúp trị say nắng, kích thích lợi sữa, trị táo bón, trợ tim, tăng cường canxi,…

Dưới đây là những công dụng chữa bệnh của rau đay mà có thể bạn chưa biết:

Tốt cho tim mạch

Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycosid khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid.

Trong đó, chất olitorisid có hoạt tính trợ tim cao, làm tăng sức co cơ tim và giảm nhịp tim gần giống như hoạt tính sinh học của strophantin là một chất đã được y học dùng trong điều trị các bệnh tim.

Rau đay chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của bạn

Chữa say nắng

Để chữa say nắng, bạn hãy lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương, lấy băng vải buộc lại để hút hết nóng độc ra ngoài.

Hoặc lấy 10 – 20g hạt rau đay, sắc lên lấy nước uống nóng, mồ hôi sẽ toát ra hết nóng độc.

Tốt cho trẻ ở độ tuổi ăn dặm

Trong độ tuổi ăn dặm, trẻ cần nhiều dinh dưỡng và calci để phát triển hệ xương và mọc răng.

Trẻ em độ tuổi này dễ phải đối mặt với nguy cơ còi xương vì thiếu calci.

Rau đay rất giàu canxi.

Trong 100g rau đay có chừng 182mg canxi.

Khi chế biến chọn rau đay ngọn nhỏ, cuống đỏ, bỏ cuống và chỉ lấy lá thái nhỏ hoặc xay để nấu bột cho trẻ.

Phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều rau đay để tốt sữa

Tốt cho phụ nữ sau sinh

Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính.

Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 – 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.

Trị bệnh táo bón

Người sau đột quỵ thường mắc phải chứng táo bón, đó là vì cơ thể người đột quỵ rất yếu, lại thường phải nằm một chỗ, vận động kém, dẫ đến hệ quả trương lực hệ tiêu hóa giảm nhu động ruột giảm và gây táo bón kéo dài.

Rau đay có nhiều nhớt, thứ nhớt này là một tổ hợp chất sinh học có công dụng kích thích ruột vận động đồng thời nhớt còn có tác dụng làm mềm phân, giảm độ táo cứng.

Vì vậy nhóm đối tượng này nên dùng rau đay nấu canh ăn cả nước lẫn cái.

Canh rau đay, mồng tơi

Ngày hè nên chăm ăn canh rau đay mồng tơi để giải nhiệt

Giải nhiệt ngày hè

Rau đay (không kể liều lượng) nấu với rau mồng tơi, cua đồng ăn với cơm hàng ngày có tác dụng giải nhiệt, dễ tiêu, bổ sung can xi, thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng bức, người mệt mỏi, chán ăn.