Lợi ích nuôi ghép cá rô phi với tôm
Đây là biện pháp dọn vệ sinh và làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm. Cá rô phi được lựa chọn là đối tượng để nuôi ghép với tôm tốt nhất, bởi chúng là loài ăn tạp, phù hợp với vai trò “dọn vệ sinh”.
Cá rô phi là loài chịu ngưởng độ mặn cao từ 0-400/00; Môi trường có độ pH từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ pH thấp bằng 4.
Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao; Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú.
Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn tảo và động vật nhỏ là chủ yếu, cá 20 ngày tuổi ,kích thước khoảng 18mm. Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh.
Nhờ nuôi ghép với cá rô phi nên lượng thức ăn thừa trong đáy ao được dọn sạch, giúp cho lượng chất thải tại đáy ao, giảm thiểu quá trình ô nhiễm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nước trong ao; Trên thực tế, các ao nuôi tôm – cá rô phi kết hợp đã giảm được những thiệt hại do bệnh đốm trắng và nhiều bệnh khác gây ra, đồng thời còn làm cho tôm lớn nhanh hơn.
Cá rô phi đã ăn những con tôm bị yếu và chết do bệnh đốm trắng và vì vậy đã hạn chế được những rủi ro lây nhiễm qua con đường ăn uống của tôm nuôi; Ngoài ra, việc nuôi kết hợp rô phi – tôm còn có tác dụng trong việc cải thiện chất lượng nước ao và đáy ao…
Theo kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng loại dịch bênh xảy ra là đốm trắng, đầu vàng và hội chứng hoại tử gan tuỵ, khiến tôm chết hàng loạt. Trước tình hình nêu trên việc tiếp tục thả giống tôm để nuôi tiếp trong vụ 2 theo hình thức thâm canh tiềm ẩn nhiều rủi ro vì tình hình thời tiết và diễm biến dịch bệnh còn rất phức tạp.
Theo chúng tôi để cải thiện môi trường cho vụ nuôi tiếp theo và thu một phần lợi ích kinh tế nên áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp thả cá rô phi là phương án lựa chọn thích hợp.
Dù lợi nhuận không cao như nuôi tôm thâm canh nhưng mô hình nuôi tôm quảng canh với mật độ 5 – 7con/m2 đối với tôm Sú; 10 – 20con/m2 đối với tôm Thẻ chân trắng kết hợp cá rô phi mật độ 10 -15 con/100m2 là hình thức nuôi an toàn nhất trong thời điểm hiện nay.
Thực tế mô hình này đã thành công ở một số địa phương trên cả nước nhất là đối với những vùng thường xuyên bị dịch bệnh, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tags: ca ro phi, nuoi ca ro phi, thuy san, nuoi trong thuy san, nuoi ca ro phi voi tom, nuoi tom