Kỹ thuật trồng Mít siêu sớm – Phần 2
3.KỸ THUẬT CHĂM SÓC.
Để cây chóng ra hoa trái, năng suất cao, lâu bền và phẩm chất ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Khâu chăm sóc có phần quan trọng đặc biệt vì không chỉ áp dụng kỹ thuật đơn thuần mà còn phải vận dụng kinh nghiệm và sự nhạy bén trong việc dự báo thị trường.
Kỹ thuật chăm sóc Mít chia ra làm hai thời kỳ.
Thời kỳ xây dựng cơ bản khoảng 3 năm, đó là khoảng thời gian cây được trồng xong đến lúc cho trái ổn định.
Thời kỳ khai thác kinh tế từ năm thứ tư trở về sau.
Đây là lúc cần nhiều kinh nghiệm để xử lý cho hoa trái và những dự báo về thị trường vì liên quan đến năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm tươi cũng như đã qua chế biến.
3.1: TƯỚI TIÊU NƯỚC
Tháng đầu sau khi trồng nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần.
Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần.
Từ năm thứ hai về sau tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.
– Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.
3.2: LÀM CỎ
Định kỳ làm cỏ xung quanh gốc.
Cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần.
Năm đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m.
Ở vùng cao đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất, cuối mưa nên cày xuôi theo triền dốc để trở đất.
Từ năm thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết.
Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất.
3.3 CẮT TỈA TẠO TÁN
– Giúp cây tăng trưởng cân đối, các cành cấp I (cành ngang) phân bố đều nhau, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành già cỗi, mọc không đúng hướng.
Việc tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm.
Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong.
– Cách tỉa: Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành mọc song song theo trục thân chính, giữ lại các cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40-50cm, tạo thành tầng, mỗi tầng không quá 5 cành cấp 1.
Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3…
cho cây vừa đẹp vừa thoáng.
Tỉa cành là một trong những biện pháp nhằm tăng năng suất, phòng chống sâu bệnh hiệu quả và mang tính thẩm mỹ.
3.4: BÓN PHÂN
a. Phân hữu cơ:
Gồm các loại phân chuồng, phân xanh, phân rác, bả dừa hay trấu mục ủ hoai…
dùng bón cho cây giúp tơi xốp đất, là môi trường tốt cho vi sinh vật có lợi hoạt động phân hủy vật chất hữu cơ tạo thành chất mùn cung cấp cho cây.
Liều lượng: Ít nhiều tùy thuộc độ tuổi của cây.
Cách bón : Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón.
Chỉ tiêu Thời vụ bón Lượng phân Cách gốc Rãnh bón (sâu x rộng)
Năm 1 Cuối mùa mưa 8kg 30cm 20cm x 20cm
Năm 2 Đầu mùa mưa 15kg 80cm 25cm x 20cm
Năm 3 Đầu mùa mưa 25kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Năm 4 Thu hoạch xong 35kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Năm 5 Thu hoạch xong 45kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
b. Phân bón lá.
– Cây trồng được 15 ngày Dùng Chelax-Lay-O,Kali, Chelax-Combi-5 phun hoặc tưới vào gốc giúp cây phát triển ra rễ đâm trồi nảy lộc, 2 lần/tháng.
– Cây chuẩn bị cho ra hoa dùng Chelax-ZinC phun lên cây để thúc bật nảy mầm, 2 lần/tháng.
– Cây cho ra hoa ta dùng Chelax-Borom phun lên bề mặt của cây giúp tăng sự thụ phấn, đậu trái, chống dụng hoa, quả cho cây.
– Khi cây chuẩn bị cho thu hoạch trước 2 tháng ta dùng Chelax-Sugar phun cho cây 2 lần/ tháng giúp cho quả to, ngọt, chắc đều,mã đẹp và bảo quản được lâu.
* Lưu ý:
+ Bón nhiều Lân và Đạm vào cuối thời kỳ cây nuôi trái.
+ Bón phân bón lá kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng.
+ Quan tâm bổ sung cho cây, các loại phân trung lượng, vi lượng, (Chelax-Combi-5) để giúp cây nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, nên kết hợp với những đợt xịt thuốc sâu rầy để cung cấp phân nuôi cây.
– Bón phân cho cây trước khi ra hoa cần dựa vào kinh nghiệm xử lý ra hoa và các dự báo về thị trường ở thời kỳ thu hoạch.