Kỹ Thuật Trồng Gừng Hiệu Quả
Gừng được dùng làm gia vị, mứt, kẹo, rượu và làm thuốc.
Hiện nay gừng được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và đã có một số công ty Nhật Bản muốn nhập gừng nước ta với khối luợng lớn. Năng suất trồng gừng dưới tán rừng có thể đạt trung bình 3 – 4 tấn/ha.
Gừng cùng với các loài cây lương thực, thực phẩm, dược liệu khác được trồng xen dưới tán rừng, đảm bảo cuộc sống để trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng gỗ lớn, gỗ quí có thời gian kinh doanh dài.
Trồng gừng và các loài cây khác xen với cây rừng tạo thành một tầng thảm tuơi duới tán rừng có tác dụng chống xói mòn bảo vệ đất và giữ độ ẩm cho đất.
Trồng cây rừng xen với gừng, hạn chế cỏ dại, kết hợp chăm sóc cay gừng hàng năm chăm sóc luôn cây rừng đã giảm bớt công chăm sóc rừng trồn hàng năm 50 – 80 công/ha.
Cây gừng ít bị thú rừng và trâu bò phá hại, cho thu hoạch tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào thời tiết.
CÁC LOẠI GỪNG
Trong sản xuất và trong tự nhiên ở nước ta phổ biến có 3 loài:
* Gừng dại (Zingiber cassumuar) củ khá to, nhiều xơ, vị cay, nhiều mùi hăng, thịt củ màu vàng xanh được dùng làm thuốc, gia vị, thường mọc hoang dại trong tự nhiên.
* Gừng gió (Zingiber Zerumbet) ít được gây trồng, củ chỉ dùng làm dược liệu. * Loài gừng trồng phổ biến (Zingiber officinale) trong sản xuất có hai giống khác nhau:
* Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu. * Gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước.
ĐẶC ĐIỂM
Hình thái:
Gừng là cây thân thảo, sống lâu nưm, cao 0,6 – 1m
Lá màu xanh đậm dài 15 – 20cm, rộng khoange 2cm, mặt nhẵn bong, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống. Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm.
Thân ngầm phìng to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ xung quanh củ có các rễ tơ. Rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 – 15cm
Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc từ gốc dài tới 15 – 20cm. Hoa dài tới 5cm, rộng 2 – 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép cánh hoa và nhị hoa mùa tóm.
Số luợng chồi nằm ở củ gừng không nhiều, là nguồn giống duy nhất hiện nay để trồng rừng.
Phân bố:
Ở Việt Nam cây gừng (Zingiber officinale) được trồng khá phổ biến từ Bắc (tỉnh Lạng Sơn) vào Nam (Cà Mau tỉnh Minh Hải). Nhưng chủ yếu được trồng với quy mô nhỏ, trong các hộ gia đình với sản lượng chưa nhiều, cung cấp cho thị trường địa phương và trong nước là chính.Sinh thái, sinh lý:
Cây gừng được trồng phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm 21 – 270C, lượng mưa hàng năm 1.500 – 2.500mm. Cây gừng được trồng ở nơi có độ cao trên mặt nước biển từ vài mét tới 1.500m. Tại các vùng núi cao hơn 1.500, khí hậu lạnh, nhiều sương giá thì không nên trồng gừng.
Cây gừng thích hợp ở vùng có một mùa khô ngắn, có nhiệt độ không khí tương đối cao trong thời kỳ củ gừng thành thục. Vì vậy, khí hậu ở nhiều địa phương miền Nam nước ta thích hợp cho trồng gừng.
Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng gừng.
Đất trồng gừng có pH = 4 – 5,5 nhưng thích hợp nhất là 5,5 – 7. Ở nước ta có 2 loại đất vùng đồi, núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi nừm ở chân núi đá vôi cà đất nung đỏ trên badan, poocphia và các loại đá mác ma trung tính và kiềm.
Gừng là loài cây ưa sáng nhưng có khả năng chịu bóng.
Cây gừng cũng sinh trưởng tương đối tốt dưới tán che của các vườn cây ăn quả và một số loại rừng trồng. Tuy nhiên, dưới độ tán che 0,7 – 0,8 của các rừng gỗ tự nhiên, cây gừng trồng cho năng suất củ chỉ bằng ½ năng suất trồng ở nơi ánh sáng hoàn toàn trên cùng một loại đất. Vì cây gừng có biên độ rộng về nhu cầu ánh sáng nên nó có vị trí quan trọng trong phương thức lâm nông kết hợp.
Gừng là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước.
Gừng có nhu cầu N, P, K tương đối cao, trong đó, nhu cầu về N nhiều nhất, sau đó K và P. Vì vậy, muốn đạt năng suất cao phải trồng gừng trên đất tốt, nếu trồng trên đất xấu phải bón phân.
Ngoài các phương thức trồng gừng dưới tán các loài cây ăn quả đang được áp dụng phổ biến như mơ + gừng, mận tam hoa + gừng…, cần phát triển trồng gừng xen các cây lâm nghiệp (lát hoa, tếch, trẩu, xoan…) kể cả trong giai đoạn rừng trồng đã khép tán (độ tán che 0,6-0,7).
Chuẩn bị giống
Cắt các đoạn thân ngầm (củ) dài 2,5 – 5cm, trên mỗi đoạn thân ngàm có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ) để làm giống trồng.
Giống gừng có thể lấy ngay sau khi thu hoạch để trồng hoặc bảo quản trong thời gian ngắn ở kho sau đó mới đem trồng.
Cách bảo quản: Để củ gừng nơi khô, thoáng, mát như bảo quản khoai tây hoặc đặt các củ giống vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, trên mỗi lớp củ phủ một lớp đất mịn, khô dày 1 – 2cm và cuối cùng phủ kín một lớp đất mịn trên mặt.
Để đảm bảo khả năng nảy mầm, nên trồng càng sớm càng tốt. Trước khi trồng có thể phun vô pha tốc nồng độ 0,7 phần nghìn lên củ gừng để diệt nấm.
Tuỳ theo mật độ, trồng xen gừng dưới tán rừng cần lượng giống gừng 400 – 800kg/ha.
Chọn các loại rừng để trồng gừng dưới tán
Các loại rừng gừng dưới tán thích hợp, có tán tưong đối thưa, độ tán che dưới 0,7. Thích hợp nhất là rừng trồng thuần loài, trồng trên đất tốt, tán lá thưa, rụng lá hoàn toàn trong mùa khô như rừng xoan, rừng tếch…
Không nên trồng gừng dưới tán rừng tre nứa, thân mọc cụm, rễ phân bố tập trung ở tầng đất mặt.Phương pháp xác định đất trồng gừng
Phương pháp đơn giản xác định đúng đất trồng gừng ngoài thực địa:
Thời gian đi chọn đất trùng với thời gian chuẩn bị đất làm nương rẫy (miền Nam, tháng 4 – miền Bắc, tháng 12).
Dùng dao nhọn chọc xuống đất, nếu đâm sâu dễ dàng vào lớp đất mặt là đất tơi xốp.
Rút dao lên, thấy đất bám vào má dao, có mầu sẫm, đen là đất giàu mùn, giầu hạt sét, đất đủ ẩm, thích hợp để trồng gừng.
Thời vụ trồng
Ở miền Nam, thời vụ trồng gừng vào đầu mùa mưa (tháng 4), ở ngoài Bắc là mùa xuân, có mưa phùn, độ ẩm không khí cao.Chuẩn bị đất trồng
Luỗng phát sạch cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng có hệ rễ phân bố nông ở tầng đất mặt.
Nếu có nhiều xác thực vật, cây bụi, thảm tươi, sau khi luỗng phát phải xếp chúng thành các băng nhỏ chạy song song theo đường đồng mức.
Sau khi thu dọn sạch thực bì, cuốc đất trồng gừng sâu 15cm. Đập nhỏ đất, vun đất thành luống. Mặt luống rộng 40 – 50cm, cao 10cm, luống nọ cách luống kia 40 – 50cm. Các luống đất chạy song song với đường đồng mức (cắt ngang sườn dốc).
Kỹ thuật trồng
Trên mỗi luống trồng 2 hàng cây 20 x 20cm so le nhau theo kiểu cài răng lược. Đặt củ gừng xuống đất đã chuẩn bị tới độ sâu 7cm. mắ chồi nằm ở trên, sau đó, lấy đất mịn phủ kín củ gừng, ấn chặt tay đến khi đất tiếp xúc tốt với củ gừng. Sau đó, phủ một lớp đất mịn mỏng cho bằng mặt luống. Nếu trồng gừng nơi đất tốt và bón phân thêm thì trồng với mật độ thưa hơn, cây cách cây 30cm. Mặt luống rộng 50cm, luống cách luống 50cm.
Không trồng gừng sát gốc cây rừng, chừa klại 1m xung quanh gốc. Như vậy nếu mật độ trồng 1.800 – 2.500 cây/ha thì diện tích chừa lại 1.800 – 2.500m2/ha (chiếm 18% – 25% diện tích).
Sau khi trồng, phủ một lớp mỏng lá cây hoặc thảm mục của rừng len trên mặt luống để giữ ẩm.Chăm sóc sau khi trồng
Sau khi trồng 10 – 20 ngày, mắt mầm bắt đầu nảy chồi non và lá non. Trong thời gain này, tiến hành chăm sóc: Làm sạch cỏ xung quanh gốc gừng bằng tay, xới nhẹ và vun đất vào các gốc cây gừng.
Trong những tháng sau, khi thấy cỏ dại và các cây khác lấn át cây gừng phải làm cỏ quanh gốc gừng.
Không để củ gừng lộ ra khỏi mặt đất để đảm bảo phẩm chất của gừng.
Nếu trồng gừng thâm canh dưới tán rừng, phải bón phân chuồng và phân NPK. Lượng phân bón phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ trồng gừng nhưng nhu cầu phân bón cho 1 ha trồng gừng như sau: phân chuồng 5 tấn (bót lót), phân khoáng: 109 – 130kg đạm ure, 200 – 240kg clorua kali, 176 – 235kg supe lân. Bón lượng phân khoáng này làm 2 lần với số lượng bằng nhau, lần 1 bón lót cùng với phân chuồng, lần 2 bón thúc khi cây gừng bắt đầu hình thành củ vào tháng thứ năm.
Nếu lá gừng trog mùa hanh, khô bị vàng nên phun phân đạm nồng độ 1/1000 qua lá.
Không để trâu, bò… dãm đạp cây gừng.
Thu hoạch
Sau khi trồng 9 tháng, tiến hành thu hoạch củ gừng, trong giai đoạn này lá cây bắt đầu chuyển sang mầu vàng, cong lại, một số lá bắt đầu khô héo.
Dùng cuốc đào nhẹ không để gẫy củ, sau đó, nhổ cây, rũ sạch đất. Nếu tiếp tục trồng gừng sau thu hoạch, có thể để lại gừng giống cho năm sau tại luống, không phải trồng lại, đỡ công vận chuyển giống. Sau khi thu hoạch, để lại thân, lá trong rừng, phủ đều trên mặt đất.