Kỹ thuật trồng đậu xanh
+ Nam bộ: Sóc Trăng, Châu Đốc, Kiến Phong, Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Bình Tuy, Long Khánh, Bà Rịa, Tây Ninh.
+ Trung bộ: Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Tín, Thừa Thiên.
+ Cao Nguyên: Đăk Lawk, Phú Bổn.
– Điều kiện đất đai: Đậu xanh không kén đất, trồng được từ đất cát đến đất pha sét. Tuy nhiên trồng ở đất cát pha màu mỡ, đất phù sa xốp, đất rừng mới khai phá sẽ có năng suất cao. Nếu đất chua phải bón vôi.
Kỹ thuật canh tác:
a) Làm đất: Cày đất sâu 20cm, bừa cho nhuyễn và làm sạch cỏ. Bón lót 0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi.
b) Cách trồng:
– Chọn những hạt giống tròn trịa no đủ phơi thật khô. Loại bỏ hết những hạt lép, nhăn da, sức mẻ.
– Ở đất cao thoát nước hay trồng vào mùa nắng, không cần lên liếp.
– Sau khi ban đất bằng phẳng, dăng dây rạch đường sâu 3cm, cách nhau khoảng 40-50cm. Gieo dưới đường rạch hạt này cách hạt kia 10cm. Cây còn lại cách nhau 20-25cm, sau khi gieo nhớ lót hạt bằng một lớp đất mỏng khoảng 1cm, vừa khất hạt để đậu dễ lên cây.
– Phải tỉa bớt cây sớm (khi lên được khoảng 8cm), để những cây còn lại mau phát triển.
– Nếu trồng lỗ thì gieo mỗi lỗ 2-3 hạt củng với khoảng cách như gieo theo đường rạch. Ba ngày sau đậu sẽ mọc lên. Phải tỉa bớt chừa lại mỗi lỗ 1-2 cây. Gieo như vậy mỗi mẫu dùng hết 30-35kg hạt.
c) Mùa trồng: Mỗi năm trồng được 2 mùa đậu xanh:
– Đầu mùa mưa: Ở đất cao ráo, đất rừng, nơi khai phá, đất đỏ vùng Cao Nguyên, đất cát pha miền Đông và miền Trung.
– Cuối mùa mựa: Trên các đồng ruộng vừa gặt lúa xong như vùng đất đen và thấp miền Đông và đất phù sa miền Tây Nam bộ. Riêng ở Trung bộ ngay sau khi gặt mùa lúa ba trăng.
d) Chăm sóc: Trước hết cần tưới nước đầy đủ sau khi gieo và khi cây còn nhỏ nếu trời không mưa và thoát nước khi mưa dầm nước đọng. Dặm các lỗ nào không mọc, sau khi các lỗ khác cây đã mọc lên đều vài phân. 2-3 tuần sau khi gieo phải làm cỏ, vun gốc.
e) Phân bón: Ngoài phân chuồng nên dùng phân tro và phân hóa học. Tùy theo loại đất mà gia giảm số lượng phân bón. Thường bón mỗi mẫu như sau:
Công thức 1:
– 15 tấn phân chuồng hoai.
– 200kg tro cây rừng hay tro mặn.
– 0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi.
Rải tất cả số phân này khắp mặt đất rồi bừa tren cho đều trước khi gạch đường hay moi lỗ gieo hạt.
Công thức 2:
– 50-65kg Urê.
– 130-200kg phốt phát tricalcid.
– 75kg clorua.
– 0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi.
Công thức 3:
– 100kg Ammophosko 20-20-15.
– 160kg phốt phát tricalcid.
– 75kg clorua bồ tạt.
– 0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi.
f) Sâu bệnh:
– Sâu ăn trái và đục lá: Dùng Dieldrin 50% bột hòa nước (tỷ lệ 1/400) xịt nửa tháng một lần khi trái bắt đầu tượng hat khi sâu xuất hiện.
– Rầy: Xịt Malathion 50% (tỷ lệ 1/350).
g) Giống đậu xanh: Giống địa phương thường có:
– Đậu mỡ: Hột to, láng vỏ, láng màu xanh đậm, dùng thường xuyên hạt để làm giá.
– Đậu sẽ: tạt hơi dẹp hai đều, vỏ nhám màu xanh nhạt. Thường được xay để làm nhân bánh, nấu chè, cháo… ăn thơm ngon và bùi.
Ngoài ra còn có các giống đậu xanh cải thiện có năng xuất cao như sau:
– Đậu mốc Bà Rịa.
– Đậu xang Buôn Mê Thuột.
– Đậu mỡ Sóc Trăng.
Thu hoạch
Đậu có thể bắt đầu thu hoạch sau khi trồng độ 50 ngày. Trái đậu chín lần hồi, vỏ trái màu xanh trở thành đen, trong khi vẫn ra hoa và tiết tục kết trái. Vậy nên phải hái đậu khi thấy đậu chín, vỏ đen. Cứ 2-3 ngày, hái 1 lứa cho đến khi cây hết trái, khoảng 2-3 tuần sau khi hái lứa đầu. Hái xong rồi, đem đậu rãi ra sân phơi khô. Hạt sẽ tách ra khỏi vỏ dễ dàng. Năng suất trung bình mỗi mẫu từ 1.200-1.500 kg hạt.