Kỹ thuật trồng chôm chôm – Phần 1
Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt quả tươi gồm có: 63 calo năng lượng; 82.9% nước; 0.9g Protein; 0.1g chất xơ; 3mg Ca; 6mg P; 1.8mg Fe; 4 I.A Vitamin A; 0.04mg Vitamin B1; 0.05mg Vitamin B2; 0.6mg Vitamin PP và 31mg Vitamin C…
Hầu hết các nước sản xuất chôm chôm tiêu thụ nội địa, trừ Thailand và Malaysia xuất khẩu chôm chôm sang thị trường châu Âu dưới dạng quả tươi và chế biến.
I. YÊU CẦU SINH THÁI
1. Nhiệt độ:
Thích hợp: 22-300C, khi nhiệt độ trên 400C thì cây rụng hoa, rụng quả rất nhiều.
Nhiệt độ dưới 220C thúc đẩy cây ra đọt do đó chôm chôm chậm ra hoa.
2. Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm thích hợp cho chôm chôm phát triển.
Nếu lượng mưa đầu mùa nhiều làm màu sắc vỏ quả không đẹp và gây hiện tượng nứt quả trên chôm chôm cho quả sớm, nhất là giống chôm chôm có vỏ quả mỏng.
Cây cần khô hạn khoảng 1 tháng để hình thành mầm hoa, nếu mưa nhiều chỉ kích thích ra lá.
Nhưng khô hạn vào thời kỳ thụ phấn, thụ tinh hoặc quả phát triển thì quả rụng nhiều, quả nhỏ, ảnh hưởng đến phẩm chất quả, nên cây cần đượctưới nước bổ sung.
3. Ánh sáng, ẩm độ, gió
Nắng nhiều kết hợp với gió mạnh làm chôm chôm cháy lá. Gió mạnh và khô dẫn
đến cháy lá và râu vỏ quả chôm chôm bị héo, do đó quả kém phẩm chất, nên thiết kế trồng hàng cây chắn gió cho vườn chôm chôm.
4. Đất đai
Chôm chôm thích hợp trong vùng vĩ tuyến 120 Bắc trở vào phía Nam và ở độ cao dưới 600-700m, đất không bị nhiễm mặn, đất thịt pha cát hay sét, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.
Đất đỏ Bazan không có tầng đá là thích hợp nhất.
Độ pH thích hợp từ 4,5-6,5, nếu pH cao hơn cây có triệu chứng vàng lá do thiếu Zn, Fe…
II. Cách nhân giống, tiêu chuẩn cây GIốNG tốt và những giống phổ biến hiện nay
1. Cách nhân giống
Chọn trồng cây con được nhân giống bằng cách ghép (hình 1) vì trồng cây ghép sẽ cho quả sớm 3-4 năm sau khi trồng, cây có bộ tán rộng, thấp hơn so với cây trồng từ hạt lâu cho quả (5-6 năm sau khi trồng), cây không đồng đều.
2. Tiêu chuẩn cây giống tốt
Cây giống tốt phải đúng giống, đạt 4-5 tháng tuổi sau khi ghép, cây đang sinh trưởng khoẻ (hình 2) và đạt các yêu cầu về hình thái, như:
– Thân gốc ghép thẳng, đường kính 0,8-1,3 cm, vỏ không vết thương tổn đến phần gỗ, mặt cắt có quét sơn, không bị dập, sùi, nằm ngay phía trên chân của thân cây giống, vết ghép tiếp hợp tốt và cách mặt bầu ươm 15-20cm
– Cổ rễ và rễ cọc thẳng, bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ.
– Thân cây ghép thẳng, chiều cao tính từ mặt bầu ươm đến đỉnh chồi từ 60cm và đường kính thân (vị trí trên vết ghép) từ 0,8cm trở lên, chưa phân cành, có trên 9 lá kép, lá ngọn thành thục, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng giống.
– Cây không mang các sâu bệnh hại.
3. Những giống phổ biến hiện nay
Hiện nay, chôm chôm được trồng phổ biến ở miền Nam tại các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, ĐồngNai, Bình Dương…với các giống như:
– Chôm chôm Java:
Quả có dạng hình cầu, trọng lượng trung bình 30-40g, râu vỏ quả dài, vỏ quả màu vàng-đỏ đến đỏ sậm (hình 3), thịt quả chắc, ráo độ tróc thịt quả tốt, có vị ngọt chua nhẹ, phẩm chất khá ngon.
– Chôm chôm nhãn:
Quả dạng hình cầu nhỏ, trọng lượng trung bình từ 15-20g, râu vỏ quả ngắn, vỏ quả dày và có rãnh dọc kéo dài từ đỉnhđến đáy quả, vỏ quả có màu vàng đến vàng-đỏ (hình 4), thịt quả ráo, chắc, độ tróc thịt quả rất tốt, có vị rất ngọt, thơm, phẩm chất rất ngon.
– Chôm chôm Rongrien:
Là giống có nguồn gốc từ Thailan, trọng lượng quả trung bình 30-33g, quả có dạng hình cầu, râu vỏ quả dài và khi chín chóp râu có màu xanh (hình 5), vỏ quả màu đỏ thẩm, thịt quả màu trắng, ráo, dai và rất dễ tróc khỏi hạt, có vị rất ngọt, hạt nhỏ, phẩm chất rất ngon.