Kỹ thuật trồng cây đu đủ cho trái sai quanh năm, ít sâu bệnh
Đu đủ không chỉ là loại quả có hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc quý giúp mọi người luôn khỏe mạnh. Kỹ thuật trồng cây đu đủ không khó có thể dễ dàng áp dụng cải thiện thu nhập gia đình.
Quả đu đủ có nhiều tác dụng làm đẹp và cải thiện sức khỏe
Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên,… Đu đủ cho năng suất rất cao, kỹ thuật trồng cây đu đủ lại không khó, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng.
Thời vụ
Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau: Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 – tháng 8), Vùng đất kém chủ động nước (vùng bị ảnh hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng, cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.
Chọn hạt giống
Chọn quả chín, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước, chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô rồi gieo ngay. Hạt nảy mầm đều đặn sau 10-15 ngày. Cũng có thể gieo hai ba hột trong bầu nhỏ để trừ hao khi hạt ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại hay để tỉa bớt cây đực.
Làm đất và cây trồng
Làm đất: Đất phải cày thật sâu phải đập nhỏ vừa lên luống cao 40-50 cm so với mặt rãnh, khoảng cách giữa các luống từ 2-2,5 m, mặt luống rộng 1,6-2 m (ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên). Đất ở ruộng trồng luôn canh đu đủ phải nhặt hết rễ đu đủ, phơi ải 1-2 tháng.
Cần chăm sóc, bón phân đúng thời vụ cho cây đu đủ
Bón lót 1 tấn phân hữu cơ, 0,3kg Bosat/sào. Đào hố trồng 60x60x30, ở giữa luống cách nhau 2m một hố. Mỗi sào trồng từ 80-90 cây, lưu ý trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ chằng chống đổ. Phân hữu cơ phải ủ hoai, vôi bột bón lót phải bón đều phải trộn đều với đất đào hố trước khi trồng đu đủ vào hố.
Trồng cây
Cây đu đủ không chịu phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém, do đó cần chọn đất không nhiễm phèn, tơi xốp, thoát nước tốt. Nên đặt thân nằm nghiêng xuôi theo chiều gió mạnh để hạn chế bộ rễ ăn sâu. Mật độ trồng: Thường trồng theo dạng hình chữ nhật, cây cách cây 1,5 – 2 m và cách hàng 2,5 – 3,0 m nên trồng thưa giữa hai hàng để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.
Cách bón phân
Bón lót: Từ 1-2kg phân cơ sinh học, 200gr vôi. Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 50gr Phân NPK 16-12-8-11+TE. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây, 1 tuần tưới 1 lần. Cây từ 1 – 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 50-100gr/1 lần. Bón 15-20 ngày 1 lần.
Kỹ thuật trồng cây đu đủ không khó, cho năng suất cao
Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 100-150gr NPK 12-12-17-9+TE. Bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 1kg phân hữu cơ sinh học HG01 và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.
Chăm sóc
Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ. Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc. Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.
Phòng trừ bệnh
Nhện đỏ: Thường gây hại cho cây vào mùa nắng, ở dưới mặt lá. Lá bị hại có đốm vàng, loang lỗ, sau đó lá bị cháy và rụng. Phòng trị: Phun một trong những loại thuốc sau đây: Danitol, Bi 58 nồng độ 0.1%. Luân phiên đổi thuốc hoặc có thể trộn hỗn hợp 2 loại thuốc để phun, vì nhện đỏ rất kháng thuốc.
Thu hoạch
Khi trái đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì có thể thu hoạch. Quan sát lúc vỏ trái bóng lên, hơi ửng vàng ở chóp trái (gọi là đu đủ lên da), lúc này nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong. Cần chú ý thu trái lúc trời nắng ráo, vì vỏ trái khi chín thường mềm dễ bị xây xát. Ở nhiệt độ 8 – 12oC trái chín có thể tồn trữ được khoảng 3 tuần.