Kỹ Thuật Trồng Bông Có Tuổi Vụ Đông Xuân
Một số vùng đặc biệt là vùng ven biển Nam Trung bộ có điều kiện tưới nước bổ sung thì có thể tiến hành sản xuất bông vụ đông xuân. Vụ đông xuân nếu có giống bông năng suất cao, kháng sâu miệng nhai với kỹ thuật tối ưu có thể đạt năng suất 2-3 tấn/ha, chất lượng bông xơ lại tốt hơn bông dựa nước tưới.
I. CHỌN ĐẤT
Chọn đất thoát nước không bị úng và đất không bị chua quá (ít nhất độ chua pHKC1 phải trên 4,5 trở lên). Các loại đất cát ven biển, đất phù sa, đất xám nếu không chua đều có thể trồng được bông và tùy theo từng loại đất mà có chế độ bón phân thích hợp. Đất tốt nhất cho trồng bông là đất tơi xốp, giàu mùn và chất hữu cơ đồng thời thoát nước tốt.
II. GIỐNG BÔNG
Hiện tại giống bông phổ biến trồng tốt trong vụ đông xuân là VN15, GL03, VN01 – 2, VN01 – 4 và một số giống bông lai có triển vọng khác.
III. THỜI VỤ GIEO
– Ở vùng Ninh Thuận và Bắc Bình Thuận: Thời vụ gieo bông đông xuân tốt nhất là gieo sớm, từ 10/12 đến 15/1 năm sau.
– Ở vùng miền Trung trồng sớm hay gặp mưa lũ, phạm vi thời vụ ở đây tương đối rộng, đặc biệt là các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên. Thời vụ tốt nhất nên gieo từ đầu tháng 1 đến trung tuần tháng 2.
IV. MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH GIEO TRỒNG
Vụ đông xuân khô, nắng, nóng hơn nữa với tiến bộ kỹ thuật về việc áp dụng phun chất điều tiết sinh trưởng, phân bón qua lá v.v… do đó việc gieo bông mật độ dày hợp lý sẽ làm tăng năng suất bông đáng kể. Tuỳ theo từng vùng với phương thức trổng xen hay trổng thuần mà quyết định chọn mật độ và khoảng cách hàng gieo cho thích hợp.
– Trường hợp trổng bông thuần:
Khoảng cách gieo hàng cách hàng 70 – 80 cm, cây cách cây 25 – 30 cm hoặc 20 – 25 cm, tương đương mật độ 4,516 vạn cây/ha.
– Trường hợp trồng xen lạc hoặc đậu xanh, đậu tương:
Gieo hàng cách hàng 120 – 140 cm, cây cách cây 20 – 25 cm, tương đương mật độ khoảng 2,9 – 4,2 vạn cây/ha. Giữa xen 2-3 hàng đậu hoặc lạc.
Chú ý nên gieo hạt ở mép hàng, không nên gieo giữa hàng vì khi tưới nước hạt khó thấm nước, mọc chậm.
V. DẶM TỈA
Kiểm tra tiến hành dặm thật sớm ngay sau gieo 5 – 7 ngày. Sau gieo 2 tuần tĩa định cây chỉ để 1 cây/hốc. Nơi nào có điều kiện gieo bông bầu cùng thời gian gieo hạt, khi phải dặm chỉ viộc đặt bầu ra, cây bông sẽ không khác nhau về thời gian sinh trưởng.
VI. PHÂN BÓN
Lượng phân tốt nhất nên sử dụng là: 120 kg N + 60 kg P205 + 60 kg KzO.
Hàng bông được xới xáo, sạch cỏ sau bón phân và vuă đất để lập phân.
– Để cải tạo đất, giữ nãng suất bồng ổn định cần bón lót phân hữu cơ, giảm bớt phân hóa học. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại phân hữu cơ. Qua kết quả khảo nghiệm người ta thấy có thể dùng phân hữu cơ (3 – 2 – 2) cua Công ty phân bón An Phước (Đồng Nai) hoặc phân hữu cơ tổng hợp sinh học (4-3-3) của Công ty Phân bón Quốc Việt (Đà Lạt) có tác dụng tăng năng suất bồng rõ rệt.
– Lượng phân hữu cơ bón tối thiểu từ 1000 – 1500 kg/ha kết hợp bổ sung phân hóa học rất tốt.
VII. KỸ THUẬT PHỦ MÀNG PE (POLYETYLEN)
Sử dụng màng PE đã được nhiều nước trên thế giới áp dung nhất là các nước vùng ôn đới và á nhiệt đới. Đặc biệt Trung Quốc trồng cây trong mùa đông vói nhiều loại cây trồng nói chung và bông vải nói riêng. Chỉ nói riêng ở tỉnh Sơn Đông Trung Quốc là tỉnh nổi tiếng về sản xuất bông, hàng năm hơn 1,3 triệu ha bông đều được sử dụng màng PE để phủ đất.
Ở Việt Nam trong kỹ thuật sản xuất hạt giống bông lai, ngưòi ta đã sử dụng màng PE đen, dày để phủ mặt luống bông có hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên màng PE đen, dày có chi phí cao (5.000.000 đ/ha chưa kể công phủ).
Tổng kết của Trung Quốc cũng như đã áp dụng trong sản xuất giống ở Việt Nam cho thấy sử dụng màng PE có ưu diểm sau:
– Phủ màng PE giúp cho đất không bị rửa trôi bởi nước mưa và nước tưới. Đất giữ được trạng thái tơi xốp trong một thời gian dài.
– Tãng được nhiệt độ đất, đặc biệt trồng trong vụ khô (đông xuân) giúp rễ phát triển nhanh, cây phát triển tốt hơn.
– Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, không bị rửa trôi xói mòn bởi nước mưa, không bị bốc hơi cùa đạm do nhiêt độ cao, nắng nhiều.
– Hạn chế hiện tượng bốc mặn, bốc phèn của những chân đất nhiễm phèn.
– Giảm bớt số lần tưới nước ưong điều kiện có tưới duy trì độ ẩm đất tốt hơn là trồng bông nhờ nước trời.
– Hạn chế cỏ mọc, giảm số công làm cỏ, bớt sự tiêu hao dinh dưỡng cho cỏ dại.
– Trồng bông vụ đông xuân hạn chế được sâu chích hút như: bọ trĩ, rầy, rệp v.v…
Chính nhờ những ưu việt trên mà trọng bộng có phủ màng PE cây bông phát triển tốt, cho năng suất cao hơn hẳn không phủ màng PE.
Chú ý trong kỹ thuật phủ màng PE cần phải thu gom và xử lý màng phủ sau khi thu hoạch thật tốt nếu không sẽ gây ô nhiễm đất và môi trường xung quanh.
Gần đây, ngưòi ta nghiên cứu cho thấy phủ màng PE trắng, mỏng cho bông ngoài sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn do chi phí màng rất rẻ (khoảng 900.000 đ đến 1.000.000 đ/ha). Song có điều cần lưu ý là phủ màng PE trắng mỏng cỏ dại vẫn mọc được, vì vậy có thể phun thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm lên hàng bông, sau đó mới phủ ínàng sẽ hạn chế được cỏ dại.
– Nhìn chung sử dụng màng PE với yêu cầu đồng đất phải ỉương đối bằng phẳng. Màng PE trắng lại mỏng cho nên kỹ thuật đánh luống làm hàng phải khác với không phủ màng. Khoảng cách hàng cách hàng là 70 – 80 cm. Người tạ rạch rãnh ở giữa hai hàng bông (tức 35-40 cm).
Sau đó bón phân lót vào đáy rãnh và lấy đất hai bên hàng lấp phân vun thành luống rộng với khoảng cách 70 – 80 cm, lúc đó phân lót sẽ nằm ở giữa luống, dùng màng PE trắng mỏng trải lên mặt luống. Trong quá trình trải màng, phải dùng đất chôn 2 bên mép màng để cho màng cố định không bị gió bay. Khoảng cách chôn màng từ 2 – 3,5 cm thì có ụ đất lớn và bố trí so le hai bên mép luống.
Yêu cầu màng PE phải ôm khít mặt luống, mép màng phải được chôn khít để sao cho giữ được nhiệt và ẩm độ.
Tiến hành đục lỗ gieo hạt: Sau khi trải màng xong, ta dùng lon kẽm (bằng lon nước yến), cắt miệng lon theo hình răng cưa và mài cho sắc để đục lỗ gieo hạt bông, khoảng cách giữa lỗ là 20 – 25 cm. Màng PE sau khi đục lố cát ra phải gom lại đưa ra khỏi ruộng. Sáu khi đục lỗ, lây đất dưới rãnh bỏ lên mặt luống (cứ 2 m để một ụ đất ị nhằm chận màng bám trên mặt luống không bị gió đung đựa.
Dùng tay bốc đất bột dưới rãnh bỏ đầy vào các lỗ, sau đó tiến hành gieo hạt.
Tổng lượng phân bón yêu cầu nêu trên, trong !trường hợp phủ màng chỉ nên bón 2 lần (bón lót và bón thúc). Phân lân và phân hữu cơ bón lót giữa luống toàn bộ, còn lượng phân đạm và phân kali bón thúc vào khoảng sau gieo 45 – 50 ngày. Phương pháp bón phân là vén màng lên, xới xáo nhẹ bên mép hàng, sau đó rải phân và lấp phân lai và tủ lại màng như cũ.
VỀ TƯỚI NƯỚC
Kỹ thuật tưới nước lần đầu tiên phải đủ ẩm cho bông mọc, cho nước từ từ vào hàng bông và ngập tối thiểu là 1/3 chiều cao của luống, không nên tưới ngập quá sẽ làm hạt bị đen không mọc được đồng thời cỏ dại sẽ mọc nhiều. Các lần tưới sau thì tuỳ thuộc vào độ ẩm của đất và khả năng giữ ẩm của đất. Thông thường với đất cát pha thịt tưới theo chu kỳ 10 – 7 – 10 (tức giai đoạn cậy con 10 ngày tưới một lần, giai đoạn hoa thì 7 ngày tưới một lần và giai đoạn quả rộ tưới 10 ngày một lần). Đối với đất thịt pha cát phải tướịịthưa hơn theo chu kỳ 15 – 10 – 15. Đối với đất thịt trên đất lúa nên tưới theo chu kỳ 20 – 15 – 20. Giai đoạn cây con nên tưới vừa phải để cây hơi bị hạn cho rễ bông đâm xuống đất sâu, chịu hạn tốt hơn và hút chất dinh dưỡng khá hơn.
Ở một số tỉnh miền Trung từ Quảng Nam đến Phó Yên thường có những trận mưa phùn, mưa rào đầu vụ nên khi thấy đất khô hãy tưới bổ sung.
– Sau mỗi lần bón phân thúc, thấy đất khô phải tưới ngay để giúp phân hoà tan, cây bông dễ hấp thu. Trong trựờng hợp phụ màng PE thì khoảng cách các lần tưới có thể tuỳ tình hình mà giãn thưa ra.
IX. CHĂM SÓC
– Trừ cỏ cho bông: Sau khi gieo bông có thể dùng thuốc Dual 720 ND hoặc Ronstar 25 EC với liều lượng 1 5 kg/ha. Có thể dùng thuốc Round – up 480ND với lượng 1,5 kg/ha phun cho bông ở giai đoạn 40-50 ngày sau gieo và phun cách gốc bông 20 cm không để thuốc dính vào lá bông.
Trường hợp không dùng thuốc trừ cỏ thì phải tiến hành 3 – 4 lần làm cỏ, kết hợp xới xáo, bón phân, đồng thời thường xuyên nhổ cỏ gốc bông nhằm hạn chế sự tranh chấp dinh dưỡng với bông.
– Xới xáo, vun gốc: Xới xáo nhằm cho đất bông thông thoáng, đất háo khí, rễ phát triển tốt, còn vun gốc cho bông để lấp phân, giữ cho cây bông không bị đổ ngả bởi gió khi mang nhỉểu quả.
Tuy theo từng loại đất mà quyết định số lần xới xáo. Kỹ thuật xới: Xới nhẹ trên hàng bông ở mép hàng cách gốc bông 10 – 15 cm. Bón phân theo hàng phía mép có gieo bông. Sau đó lấy đất bên rãnh vun vào gốc để lấp phân đồng thời tạo rãnh cho các lần tưới về sau.
X. PHUN PHÂN QUA LÁ
Phun phân qua lá là cung cấp dinh dưỡng bổ sung tốt nhất cho cây bông, làm tăng khả năng đậu quả, giữ được bộ lá cuối vụ nuôi tầng quả ngọn và giúp bông chín tốt hơn.
Các loại phân thường sử dụng tốt nhất là vcc 2 – 2,5 kg/ha (của ngành bông sản xuất) hoặc Bayfolan 1.0lít/ha phun định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần. Phun lần đầu sau 50 ngày gieo, sau đó nên sử dụng KNO3 với lượng 4.0 kg/ha cũng phun 7-10 ngày 1 lần, phun 2 – 3 lần/vụ giúp bộ lá xanh dày kháng rầy xanh hại cuối vụ và vận chuyển dinh dưỡng về quả.
XI. PHUN CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG PIX
PIX là chất điều tiết sinh trưởng làm cho cây bông đanh lại không vươn cành, vươn đốt, cây bông thấp lại song không làm giảm số cành quả và số quả trên cây. Vì vậy thuận lợi cho táng mật độ gieo trồng dẫn đến tăng năng suất.
Hơn thế nữa phun PIX làm cho lá bông xanh đậm, dày lên tăng khả năng quang hợp giúp cây ra hoa đậu quả và giúp cây kháng rầy tốt. Viộc phun PIX phải đúng liều lượng với từng giai đoạn sinh trưởng cây bông và phải đi đôi với bón phân đầy đủ mới cho hiệu quả rõ rệt.
Với điều kiện mật độ và chăm sóc đầy đủ như hướng dẫn thì cần phải phun PIX 2-3 lần. Lần thứ nhất sau gieo 30 – 35 ngày phun với lượng 50 – 75 ml/ha, lần thứ hai phun vào lúc bông 45 150 ngày với lượng 75 – 100 ml/ha, lần thứ ba phun 100 ị 150 ml/ha vào giai đoạn cây bông được 60 – 70 ngày sau gieo.
X. BẤM NGỌN TỈA CÀNH
Là biện pháp điều chỉnh hợp lý cho sinh trưởng phát triển của cây bông, giúp tăng quá trình đậu quả, tăng trọng lượng quả, chín đều, chất lượng xơ tốt. Khi cây bông được 30 – 35 ngày tuổi thì vặt bỏ cành đực nhất là trong điều kiện mật độ cao.
Việc bấm ngọn chl khi cây bông đã có đủ 14 -15 cành quả để tập trung nuôi các tầng quả ngọn.
Bấm ngọn bông giai đoạn này còn có ý nghĩa loại bò bớt trứng sâu đục quả ra khôi ruộng bông.
Tỉa cành, đánh lá, chồi nách, loại bỏ cành chét là việc làm hết sức cần thiết đối ỳứi trổng bông ở vùng nhiệt đới ẩm. Tập trung đinh dưỡng nuôi cành quả tốt hơn. Tỉa lá nên tỉa bớt lá già ở thân chính và các lá ở vị trí không mang quả, tuyệt đối không ngắt cắc lá ở vị trí mang quả nhầm tao cho cây thông thoáng, đỡ rung nu hoa, quả non.
XIII. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
Thực hiện như quy trình IPM đã giới thiệu trong sản xuất bông dựa nước trời.