Kỹ thuật trồng bầu lai
Bầu lai (F1) trọng lượng 10gr khoảng 75-85 hạt.
2. THỜI VỤ :
Giống Bầu lai (F1): Trồng được quanh năm. ( Khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ).
3. NGÂM Ủ:
Ngâm hạt trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh) khoảng 4 – 6 giờ, sau đó vớt ra, có 2 cách:
Cách 1: Đem hạt đi trồng.
Cách 2: Ủ cho hạt nẩy mầm rồi đem đi trồng (ủ khoảng 36- 48 giờ thì hạt bắt đầu nẩy mầm).
Cách ủ: Hạt ngâm trong nước ấm xong, vớt ra, rửa sạch cho hạt vào khăn ẩm (Khăn nhún trong nước ấm rồi vắt thật khô) gói hạt lại, bên ngoài quấn thêm vài lớp khăn nữa để giữ ẩm.
4. KỸ THUẬT CANH TÁC
Khi cây được khoảng 6-7 lá thật thì bấm ngọn, sau đó chừa lại 3-4 nhánh to khỏe.
4.1. Mật độ – khoảng cách.
Trồng làm giàn: Cây cách cây 0,7 – 0,9m, hàng đôi 4 – 5m. Số lượng cây/1000m2 khoảng 550 – 600 cây.
Trồng bò đất: Cây cách cây 0,7 – 0,9m, hàng đôi 6 – 8m. Số lượng cây/1000m2 khoảng 350 – 400 cây.
4.2. Phân bón cho 1000m2.
Phân chuồng hoai 1000kg, vôi 50 – 100kg, Urê 20kg, DAP 3kg, Kali (muối ớt) 8kg, Nitrat Bo 5kg, N-P-K:(20-20-15) 45kg, Lân 30kg.
* Cách bón: Khi làm đất rải toàn bộ vôi.
Bón lót: Toàn bộ chuồng và phân lân.
Bón thúc:
Lần 1: Khi cây được 7-10 ngày bón 2kg Urê + 1kg DAP (có thể ngâm phân, pha loãng rồi tưới ).
Lần 2: Khi cây được 15-17 ngày 3kg Urê + 2kg DAP (bón như lần 1).
Lần 3: Khi cây được khoảng 25-27 ngày bón 15kg N-P-K(20-20-15) + 2,5kg Nitrat Bo.
Lần 4: Khi cây được khoảng 40 – 45 ngày (bón lượng phân như lần 3).
► Sau khi thu hoạch lần đầu cứ khoảng 7 ngày bón 3kg(20-20-15)+3kg Urê +2kg Kali.
Chú ý: Do đất tốt xấu khác nhau nên công thức phân trên chỉ mang tính chất tham khảo.
4.3. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
4.3.1 Sâu.
* Bọ trĩ: Thường tập trung ở ngọn, chích hút đọt non làm ngọn trùng lại, không phát triển được và đây cũng là môi giới truyền bệnh virus.
– Phòng trị: Luân phiên thay đổi thuốc: Confidor, Actara, Regent…
* Sâu xanh: Có màu nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng. Sâu cắn phá lá, đọt non, quả.
– Phòng trị: Dùng tay bắt sâu non, khi mật số sâu cao có thể sử dụng thuốc Vibasu, Sherpa, Desis…
* Sâu vẽ bùa: Gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây còn nhỏ, chúng cắn phá lớp biểu bì của lá, làm lá có những đường ngoằn ngèo.
– Phòng trị: Khi bi gây hại nặng có thể ngắt bỏ một ít lá và phun thuốc Sherpa, Atabron, Nomolt…
* Bọ phấn: Bọ màu vàng nhạt, nhưng cơ thể được phủ một lớp phấn trắng bên ngoài. Bọ sống chủ yếu ở đọt và lá non. Bọ chích hút làm lá có những đốm màu vàng và đây cũng là môi giới truyền bệnh virus.
– Phòng trị: Khi mật số bọ cao có thể sử dụng thuốc: Midan, Yamida, Butyl, Factac.
4.3.2 Bệnh.
* Bệnh chết cây con: Do nấm Rhizoctonia Solani xuất hiện ở giai đoạn cây mới mọc đến khi cây có 2-3 lá thật. Bệnh làm phần thân gần mặt đất thối nhũn, tóp lại có màu nâu cây đổ ngã rồi chết.
– Biện Pháp Phòng Trừ: Có thể sử dung thuốc: Monceren, Roval, Aliette…
* Bệnh nứt thân xì mủ: Do nấm Mycosphaerella citrullina Bệnh gây hại chủ yếu trên thân. Vết bệnh lúc đầu hình bầu dục, màu vàng nhạt từ dó có nhựa màu đỏ vàng ứa ra. Lúc sau vết bệnh màu nâu, dài hơn, nhựa chảy nhiều. Bệnh nặng cây có thể bị chết.
– Biện Pháp Phòng Trừ: Khi cây bị bệnh hạn chế bón và phun phân bón lá có đạm, giảm tưới nước. Có thể sử dụng thuốc: Score, Topsin, Viben C,…
* Bệnh chạy dây – ngủ ngày: Do nấm Fusarium Oxysporum, bệnh tấn công ngay gốc làm cây mất nước rồi chết. Nhổ cây lên thấy gốc bị thối đen.
– Biện Pháp Phòng Trừ: Những cây bị nặng nhổ tiêu hủy rắc vôi và sử dụng thuốc Kasumin, Kasuran, Viben-C, Aliette…
* Bệnh Sương Mai: Do nấm Pseudoperonospora Cubensis Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, tấn công lá dưới trước, sau lan lên trên làm lá vàng, cây mau tàn.
– Biện Pháp Phòng Trừ: Luân phiên sử dụng thuốc Ridomil, Antracol, Cuzate, Mancozed…