Kỹ thuật nuôi tôm hùm mang lại giá trị kinh tế cao
Đúng vậy, nuôi tôm hùm không hề dễ nếu không biết áp dụng các phương pháp kỹ thuật nuôi và chăm sóc một cách khoa học từ việc đảm bảo thời tiết, con giống, nguồn nước nuôi phải luôn đảm bảo sạch, an toàn không ô nhiễm.
Kỹ thuật nuôi tôm hùm sao cho hiệu quả cần phải áp dụng đúng các bước chăm sóc, phòng bệnh khoa học. Ảnh minh họa
Nói tới tôm hùm, ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, đặc biệt tập trung ở các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tôm hùm là một trong những loại hải sản quý, có giá trị kinh tế cao bởi thịt tôm thơm ngon, ngọt lành và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) thì axit béo Omega-3 có trong tôm hùm sẽ có tác dụng kìm hãm và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các chuyên gia khuyến khích nên ăn tôm hùm ít nhất 2 lần một tuần vì tôm là một nguồn cung cấp Protein và không có chất béo bão hòa như các sản phẩm thịt giàu chất béo khác. Chính vì giá trị dinh dưỡng cực cao nên được nhiều bà con áp dụng nuôi. Nhưng làm sao để có được mô hình nuôi tôm hùm hiệu quả thật không phải đơn giản. Dưới đây là các bước hướng dẫn nuôi tôm hùm tại lồng bè cơ bản nhất cho bà con tham khảo.
Lồng bè
Tùy theo chủ nuôi mà thiết kế lồng tôm hùm khác nhau nhưng nên có diện tích lớn, đồng thời lưu thông nước ở từng vị trí đặt lồng nuôi không theo một hướng nhất định. Lồng được đan lưới 6 mặt, mặt trên có nắp đậy để thuận tiện cho việc kiểm tra. Lồng nuôi tôm hùm phải đảm bảo luôn vệ sinh sạch sẽ.
Kỹ thuật nuôi tôm hùm
Kỹ thuật nuôi tôm hùm tương đối vất vả và không mấy đơn giản. Nhưng nếu biết cách áp dụng những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi thì mọi thứ sẽ trở nên thuận lợi. Tùy vào điều kiện cũng như khả năng của bà con mà có thể nuôi tôm hùm ở mật độ nhiều hay ít. Tuy nhiên cần đảm bảo thả từ 30 – 40 con/m2 lồng. Hoặc cùng tùy vào kích cỡ của tôm mà lựa chọn lồng nuôi phù hợp nhưng phải đảm bảo không quá dày sẽ khiến tôm không có khoảng trống bơi lội chúng sẽ ngạt và chết nhiều.
Dinh dưỡng
Nguồn dinh dưỡng của tôm hùm chủ yếu là thức ăn tươi sống bao gồm các loại động vật giáp xác như tôm, cua, ghẹ…, động vật thân mềm như sò lông, sò đá, ốc bươu vàng… hoặc cũng có thể là nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Trong đó, thức ăn giáp xác đóng vai trò quyết định trong thành phần dinh dưỡng của tôm hùm. Tuy nhiên, để có nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho tôm hùm đó là nên kết hợp ba loại thức ăn tươi là cá, giáp xác và thân mềm theo một tỷ lệ nhất định ở từng thời kỳ phát triển của tôm.
Đối với cỡ tôm từ 200 gr/con trở lên, cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối, lượng cho ăn vào chiều tối chiếm 70% lượng thức ăn trong ngày. Thức ăn cho tôm có thể là nguyên con hoặc cắt nhỏ. Tùy loại thức ăn mà xác định lượng cho ăn hợp lý, khẩu phần ăn hàng ngày bằng khoảng 15 – 17% khối lượng tôm thả.
Kỹ thuật nuôi tôm hùm đúng cách nhất là phải luôn để nguồn nước sạch sẽ.
Phòng bệnh
Nuôi tôm hùm không phải là chuyện đơn giản vì chúng cũng rất dễ nhiễm bệnh nên hàng ngày kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe, hoạt động của tôm và mức độ sử dụng thức ăn để có điều chỉnh hợp lý. Cần loại bỏ thức ăn thừa, vỏ tôm lột xác ra khỏi lồng nuôi để tránh tình trạng thức ăn thối mủn làm ô nhiễm môi trường nước trong lồng bè sẽ vô cũng bất lợi khiến tôm hùm lâu lớn, yếu dần và chết. Do đó cần định kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bịt lỗ lưới lồng.
Đối với các lồng nuôi tôm hùm con, do có mắt lưới nhỏ thường bị sun, hà bám, vì vậy cần phải vệ sinh lồng định kỳ để tạo cho sự lưu thông nước tốt, hạn chế ô nhiễm. Khi tôm đạt kích cỡ 500 – 600 gr/con nên san thưa với mật độ 4 – 5 con/m2 lồng.
Giá trị
Tôm hùm hiện là đặc sản của các nhà hàng sang trọng bởi được chế biến ở nhiều món ăn ngon khác nhau thu hút thực khách. Do đó mô hình nuôi tôm hùm sẽ không khó kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình nhưng cần đảm bảo tôm luôn tươi ngon, sạch bệnh và nhất là không dùng bất kỳ thủ đoạn nào như ngâm tẩm hóa chất độc hại thì chắc chắn gia đình bạn sẽ thoát nghèo một cách nhanh chóng bằng chính công sức của mình.