Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm

1. Điều kiện ao nuôi

– Diện tích ao nuôi trong khoảng 500 – 3.000 m2, có thể nuôi ở diện tích lớn hơn tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi. Độ sâu nước ao từ 1 – 1,5 m.

– Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thoát nước chủ động.

– Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm là 0,5 m, ao phải có cống tràn để thuận tiện trong việc điều chỉnh mực nước trong ao .

– Trên bờ ao không nên trồng nhiều cây to, che ánh nắng mặt trời

2. Chuẩn bị ao

– Tát cạn ao, vét bùn.

– Tu sửa bờ ao, lấp lỗ mọi, chống rò rỉ, mất nước, chống cá khác vào ao.

– Bón vôi: thường dùng là vôi bột, bón 7 – 10 kg/100 m2 ao. Những ao hơi bị phèn thì bón nhiều hơn, có thể tới 15 kg/100 m2.

– Phơi đáy ao: nếu gặp trời nắng mà phơi được đáy ao vài ngày là tốt nhất. Nhưng lưu ý là những vùng đất bị nhiễm phèn thì không nên phơi lâu, chỉ cần phơi ráo mặt là tốt nhất, không nên phơi nứt nẻ chân chim.

– Bón phân gây màu: có thể dùng phân gà (7 – 10kg/100m2 ao), phân heo (20kg/100m2 ao), hoặc phân xanh (các loại lá xanh, tốt nhất là lá cộng sản (bồ ít)) để bón lót cho ao từ 15 – 20 kg/100 m2 ao. Cũng có thể dùng phân vô cơ: DAP, NPK,… để bón gây màu nước.

– Lấy nước cho ao 0,3 – 0,5m ngâm 3 – 5 ngày, sau đó mới cấp nước cho ao đủ độ sâu cần thiết từ 1,2 – 1,5 m.

3. Thả cá

– Mật độ thả 7 – 15 con/m2

– Kích cỡ cá 4 – 6 cm/con

– Cá khỏe mạnh, không xây xát, không dị hình, đồng cỡ.

– Vận chuyển và thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt độ.

– Ngâm bao cá trong ao từ 10 – 15 phút, sau đó mở miệng và khoát nước vào bao cho cá từ từ bơi ra ngoài.

4. Thức ăn

– Sử dụng thức ăn tươi sống: tép, cá tạp, ốc,… hay phụ phẩm từ các nhà máy chế biến. Có thể tập dần cho cá ăn thức ăn công nghiệp để chủ động nguồn thức ăn cho cá.

– Khẩu phần thức ăn: 5 – 7% trọng lượng cá/ngày.

– Làm sàn thả thức ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày.

– Cho ăn ngày 2 lần.

– Định kỳ bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá, liều lượng Vitamin C khoảng 1% lượng thức ăn .

– Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để phát hiện những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

– Sau 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 0,5 – 1kg/con thì có thể thu hoạch.

Tags: ca that lat cuom, ky thuat nuoi ca that lat cuom, nuoi ca, thuy san, nuoi trong thuy san, quy trinh nuoi ca that lat cuom