Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm trong vèo lưới
Người nuôi không cần diện tích nuôi lớn chủ yếu tận dụng bờ sông để nuôi, tận dụng được nguồn cá tạp và ốc bưu vàng có giá rẻ vào những tháng nước ngập.
Mặc dù cá thát cườm là loài cá dễ nuôi, ít bị bệnh.
Song bà con cần phải có một số kỹ thuật về nuôi cá mới đạt được hiệu quả cao.
Sau đây là một điều lưu ý khi nuôi cá thát lát cườm trong vèo:
Cá thát lát cườm thịt ngon, giá trị kinh tế cao.
Những năm gần đây, người nuôi cá ĐBSCL đã chuyển sang dùng thức ăn công nghiệp, hiệu quả cao, vì cùng lúc có thể chủ động nguồn thức ăn, tăng lợi nhuận, năng suất cao, cá bán được giá.
Vị trí đặt vèo nuôi cá thát lát cườm:
– Chọn nơi có nguồn nước sạch, không có chứa các chất độc hại như: thuốc trừ sâu, không bị nhiễm phèn.
– Tùy theo từng điều kiện và vị trí nuôi ta có thể thiết kế vèo cho phù hợp, vèo nuôi nên đặt cách mặt đất 0.5(m) để nước được lưu thông tốt hơn, độ sâu mực nước 1 – 1,2m.
Bên ngoài tốt nhất nên có 1 lớp mùng bảo vệ, các cọc cắm có thể làm bằng tre, gỗ; phía trên có lưới cước đậy để phòng cá thoát ra ngoài.
– Chuẩn bị vèo lưới trước khi thả cá giống ít nhất 3 ngày, để lưới đóng rong tránh xây xát cá và giảm mùi của lưới mới gây độc cho cá.
Nên làm rào xung quanh vèo lưới để phòng tránh cây hoặc phương tiện giao thông thủy làm hỏng lưới,
– Thiết kế 1 – 2 sàng cho ăn đặt trong vèo để kiểm soát được lượng thức ăn.
– Mật độ thả cá 50 con/m2, không nên nuôi với mật độ quá dày.
Chọn con giống cá thát lát cườm:
– Nên chọn những cơ sở sản xuất cá giống có uy tính.
– Phải chọn cá có kích đồng đều, không dị hình, dị tật màu sắc tươi sáng tốt nhất nên chọn cá giống dài khoảng 12 cm.
Cá không bị bệnh hay kí sinh trùng bám vào thân.
Một điều quang trọng là cá phải ăn được thức ăn xoay nhuyễn.
Cho cá thát lát cườm ăn
– Cá thát lát cườm là loài ăn thiên về động vật; thức ăn tốt nhất là cá tạp, nhưng trong quá trình nuôi cá có thể sử dụng được thức ăn công nghiệp.
Tuy nhiên, trong tháng đầu tốt nhất nên cho cá ăn bằng cá tạp vì lúc này hệ tiêu hóa cá chưa phát triển việc cho cá ăn thức ăn công nghiệp làm cá dễ bị kiệt sức dẫn tới tỷ lệ hao hụt cao.
– Sau khi thả 12 giờ với lượng thức ăn 4% khối lượng thân khi cá mới thả không nên cho cá ăn pền làm cá rất dễ sình bụng.
Sau 3-5 ngày tăng lên 7 – 10 % trọng lượng thân.
– Kiểm tra nhu cầu ăn bằng cách: sau khi cho ăn 30 phút giờ, nếu trong sàng ăn còn thức ăn thì giảm lượng thức ăn, nếu sau 30 phút đã hết thức ăn thì nên tăng thêm lượng thức ăn.
– Sau khi nuôi được 1 tháng, ta có thể tập cho cá ăn ăn thức ăn công nghiệp bằng cách trộn 5-7% cám công nghiệp vào khẩu phần của cá sau đó tăng dần cho đến khi cá cao thể ăn bằng thức công nghiệp hoàn toàn hoặc cho cá ăn ốc bươu vàng trộn với thức ăn công nghiệp, tỷ lệ phối trộn giữa thức ăn công nghiệp với ốc bưu vàng theo tỷ lệ là 1:1 để đảm bảo cho sự tăng trưởng của cá.
Tuy nhiên cho ăn theo công thức này cá chỉ tăng trưởng bằng 60 – 70% so với cho cá ăn bằng cá tạp.
– Nên cho cá ăn ngày 2 lần buổi sáng cho ăn 40 % lượng thức ăn, do cá thát cườm ăn mạnh vào ban đêm nên cho ăn 60 % lượng thức ăn.
– Thường xuyên bổ sung vitamin C và men tiêu hóa vào trong thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho cá với pều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Các bệnh thường gặp khi nuôi cá thát lát cườm:
Bệnh do nhiễm khuẩn:
Nguyên nhân: Do nhóm vi khuẩn Arosomonas , Pseudomonas, Streptococus…gây nên.
Triệu chứng: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn.
Bụng có biểu hiện sẩm màu, cơ thể xuất huyết, tiết ra nhiều nhớt, mắt lồi đục, nổi nghiêng hoặc nổi đứng lờ đờ trên mặt nước.
Điều trị: Dùng kháng sinh Sulfamid 0.2 g/kg thể trọng cá , florfenicol 100/50 kg thức ăn trộn vào thức ăn cho ăn pên tục 5-7 ngày, kết hợp tắm cho cá bằng thuốc tím 4g/m3 1-2 lần/tuần.
Bệnh do vius: Rhabdovirus…
Triệu chứng: Triệu chứng ban đầu là cá bỏ ăn cơ thể xuất huyết, bụng chứa đầy dịch các vết lở loét ăn vào tới xương thì cá chết.
Điều tri: Các loài thủy sản nói chung và cá thát cườm nói riêng việc điều trị thường mang lại hiệu quả không cao nhất là bệnh do nhóm virus gây ra không có thuốc điều trị, chỉ phòng là chính nên trộn Vitamin C và khoáng vào thức nhằm tăng sức đề kháng cho cá.