Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ thuật nuôi Cá Chim trắng nước ngọt – Nuôi cá thịt

II – Nuôi cá thịt:

Có nhiều hình thức nuôi (ghép hoặc đơn)

1 – Chuẩn bị ao: (như phần ương cá) chú ý:

Đảm bảo độ pH của nước ao ổn định 5,5 – 7,4.

Cá ưa sống ở vùng nước hơi chua.

– Độ trong của nước ao: 20 – 30 cm.

– Lượng oxy hoà tan từ 4 – 6mg/lít.

2 – Thả cá:

– Cá giống trước khi thả phải được tắm bằng nước muối nồng độ 3% thời gian 3 – 5 phút.

– Cá khoẻ, không xây xát, không mang mầm bệnh.

– Thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

3 – Mật độ:

Theo công thức

+ Công thức 1: Nuôi cá chim trắng là chính.

– Mật độ thả: 2 – 3con/m2

– Tỷ lệ ghép như sau: Cá chim trắng: 70 %, cá mè trắng 5%, cá trôi ấn: 10%, cá rô phi đơn tính: 10%, cá chép: 2%, cá mè hoa: 3%.

+ Công thức 2: Cá chim trắng là loài cá nuôi phụ.

– Mật độ thả các loại cá chung 2 – 3 con/m2.

– Đối tượng ghép là các loài cá mè trắng, mè hoa, cá trôi, rô phi đơn tính, cá chép.

– Tỷ lệ ghép: Cá chim trắng 10 – 15% tổng đàn.

4 – Quản lý và chăm sóc:

a) Cho cá ăn:

– Thức ăn công nghiệp dạng viên chìm, hàm lượng đạm 25 – 27%.

Hoặc sử dụng thức ăn phối chế: cám gạo, ngô, khoai, các loại rau bèo… và 20 – 25% hàm lượng đạm: cá vụn, tép…

– Lượng thức ăn mỗi ngày bằng 5 – 7% tổng lượng cá trong ao cho ăn vào 9 giờ sáng và 4 giờ chiều.

Thức ăn được đặt vào giàn ăn ở nhiều điểm cố định.

Hàng ngày kiểm tra giàn ăn để điều chỉnh tăng giảm lượng thức ăn cho cá.

– Bón phân gây màu nước: Tuần bón một lần phân chuồng 25 – 30 kg/100m2.

b) Quản lý ao:

– Thường xuyên quan sát tình hình hoạt động của cá.

– Tuần cấp nước vào 1 lần, mỗi lần dâng nước cao từ 20 – 30cm.

– Kiểm tra cống, bờ và thường xuyên giữ mức nước ổn định từ 1,2 – 1,5 m.

Cá chim trắng là loài cá hiền, ăn theo đàn dễ bị đánh bắt cần phải có biện pháp bảo vệ tốt.

5 – Các biện pháp phòng và trị bệnh:

a) Phòng bệnh: – Tẩy và khử trùng ao đúng kỹ thuật.

– Tuyệt đối không nuôi cùng với cá trắm cỏ.

– Khu vực góc ao và chỗ cho cá ăn nên treo túi thuốc sát trùng 100 g Chlorin.

b) Bệnh cá: Qua nuôi ở nhiều cơ sở chưa thấy cá chim trắng mắc bệnh.

Song theo tài liệu của Trung quốc mùa đông cá thường mắc bệnh: Trùng quả dưa, trắng da, loét mang, trùng bánh xe.v.v… Khi cá bị bệnh bà con nên gặp cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý.

6 – Thu hoạch:

Cá nuôi sau 4 – 6 tháng đạt cỡ 0,5 – 0,7 kg/con trở lên thì thu tỉa đàn cá lớn.

Cuối tháng 01 thu toàn bộ, nên thu hoạch trước mùa đông.