Site icon Kiến Thức Nhà Nông

Kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ sinh sản mang lại lợi nhuận kinh tế cao không phải là việc làm dễ dàng nhưng nếu quyết tâm sẽ không có gì là khó.

Dù làm giàu từ việc nuôi thỏ không phải đơn giản nhưng hiện nay phong trào nuôi con vật này vẫn đang được nhiều bà con tại các địa phương áp dụng. Tuy nhiên việc áp dụng các kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản đúng cách cho năng suất cao đem lại kinh tế lớn cho gia đình không phải bà con nào cũng áp dụng đúng. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản cơ bản nhất để bà con tham khảo và áp dụng vào thực tế.

Chọn giống

Chọn thỏ giống sinh sản phải lựa chọn ngay từ khi chúng còn là những chú thỏ con khỏe mạnh, nhanh lẹ. Thậm chí còn khi đang bú mẹ. Yếu tố tiếp theo phải lựa những con thỏ không quá mập, dài và rộng ngang nhau, nhất là phần mông, đầu tương đối nhẹ, lông mướt mịn. Ngoài ra, phải biết rằng, sẽ rất khó chọn được thỏ cái tốt nếu chỉ căn cứ vào hình dáng bên ngoài. Vì thế cần chọn những con thỏ cái mà mẹ nó đẻ sai, nuôi con tốt.

Thời kỳ thỏ động dục

Nuôi thỏ giống khoảng 4 đến 5 tháng là có thể động dục. Nếu là thỏ ngoại tuổi phối giống thích hợp là lúc khối lượng cơ thể đạt 3kg trở lên, thỏ lại đạt trên 2,6kg. Tuy nhiên bạn cần lưu ý nếu cho phối sớm trước 5 tháng tuổi thì đàn con sinh ra yếu, kém phát triển vì thời kỳ này chúng chưa thể phát triển hoàn chỉnh.

Phối giống

Chu kỳ động dục của thỏ thường là 10 – 16 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 – 5 ngày. Do đó cách phối giống là phải bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực. Thỏ đực sản xuất tinh trùng liên tục nhưng mỗi ngày chỉ nên cho nhảy giao phối tối đa hai lần để có khả năng thụ thai chắc chắn.

Kỹ thuật nuôi thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản đòi hỏi người nuôi phải chuẩn bị nhiều công đoạn, vật dụng chuồng trại hay cách chăm sóc khi chúng đẻ. Trước tiên để thỏ sinh sản có một nơi nghỉ ngơi yên tĩnh cần chuẩn bị ổ đẻ chu đáo, vệ sinh sạch sẽ sau đó đưa vào lồng trước khi thỏ đẻ từ 2-3 ngày.

Khi thỏ đẻ và tiết sữa nuôI con cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt và nước uống đầy đủ, tránh hiện tượng thỏ mẹ ăn con do thiếu khoáng và nước. Thời gian này nên bổ sung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía để phục hồi sức khoẻ nhanh, tiết sữa nhiều.

Nhu cầu nhiệt độ môi trường xung quanh ổ đẻ lúc mới đẻ là 30-32oC. Cho nên khi thỏ đẻ cần kiểm tra xem con mẹ có nhổ lông làm tổ ấm cho con sơ sinh không, nhất là mùa đông. Nếu không, thì cần nhổ tỉa lông bụng quanh núm vú của con mẹ trộn với đồ lót mềm, khô, sạch làm ổ cho đàn con nằm. Luôn nhớ rằng phải làm sao cho nhiệt độ trong lồng luôn ấm áp, kín gió.

Phòng bệnh

Yếu tố quan trọng trong khi chăm sóc thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con là phải đảm bảo môi trường không khí, lồng chuồng, ổ đẻ, thức ăn nước uống sạch sẽ, vì các mầm bệnh truyền nhiễm thường xâm nhập vào cơ thể qua đường sinh dục khi đẻ, qua tuyến sữa khi cho con bú và qua thức ăn nước uống khi sức đề kháng cơ thể bị giảm sút. Mầm bệnh từ con mẹ rất dễ lan truyền sang đàn con qua đường sữa mẹ và tiếp xúc trực tiếp.

Tuy thỏ là loài vật ăn sạch, ở sạch nhưng lại vướng mắc rất nhiều loại bệnh trong đó có một số loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và lan cực nhanh như bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, bệnh hô hấp…Mặc dù nhiều loại bệnh nhưng thuốc đặc trị vô cùng hiếm nên cách tốt nhất là hãy phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho thỏ, chuồng trại luôn được khử trùng. Nếu bệnh nguy cấp hãy dùng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.