Kỹ thuật bảo quản khoai tây
* Xử lý khoai tây trước khi thu hoạch: Nhằm loại bỏ những vi sinh vật gây thối và côn trùng ở giai đoạn cận thu làm cho củ tăng sức đề kháng và ức chế sự nảy mầm của khoai tây thương phẩm, lựa chọn ruộng khoai tốt, cây xanh mập, không bị sâu hại, phun hỗn hợp dung dịch MH 0,5% (hyđrôzit axit malic) và vi ben C 0,5% vào ruộng khoai trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày.
* Thu hoạch: Khoai thu hoạch tốt nhất phải tuyệt đối không được dính nước khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, không đổ khoai từ sọt này sang sọt khác, không cho vào bao tải, tránh gây dập và chầy xước.
* Xử lý trước khi bảo quản:
– Xử lý chống nấm (pha dung dịch CBZ 0,2%). Có thể xử lý bằng cách trộn hóa chất chống nấm vào đất sét rồi rắc đều vào đống khoai, hoặc phun dung dịch cho ướt đống khoai, nếu không thì ngâm dung dịch trong 5 phút.
– Xử lý chống nảy mầm bằng MH (Hyđrôzit axit malic), hoặc M1 (este metilic của an pha – naptylaxetic). Sau giai đoạn xử lý chất chống nấm và khoai đã được hong khô, hoặc khoai đã bảo quản được 3 – 4 tháng, phun thuốc hoặc trộn với đất rồi rắc.
Chú ý: Khi xử lý, khoai tây cần được hong khô tự nhiên trước khi xử lý tiếp ở các giai đoạn sau.
* Khử trùng cát, ủ cát:
– Cát dùng để ủ khoai tây phải được sàng sảy loại bỏ tạp chất, phơi khô triệt để trước khi ủ với khoai cát được khử trùng bằng hỗn hợp dung dịch EM. Phun dung dịch cho thấm đều cát, sau khi phun cần phơi lại cát cho khô. Lưu ý khi phơi phải phơi trong bóng râm, không phơi ngoài nắng vì ánh nắng làm giảm khả năng khử trùng của dung dịch EM.
– Khoai tây sau khi đã xử lý chất chống nấm, nẩy mầm, được ủ vào cát đã khử trùng, ủ cát sao cho vừa đủ che hết các củ khoai, trỗ để khoai ủ có thể trong góc bếp, góc nhà… tránh ẩm ướt nên lót ni lon.
* Kiểm tra: trong thời gian bảo quản sau 2 tháng có thể kiểm tra, loại bỏ củ thối, xử lý mầm, nếu có hiện tượng thối nhiều thì loại bỏ những chỗ thối cùng cát ướt.
Chú ý: Tất cả các công đoạn xử lý và bảo quản khoai tây phải thực hiện ở trong nhà không có nhiều ánh sáng để tránh bị xanh vỏ và củ.