Kinh nghiệm nuôi cá chình
1. Thiết kế lồng nuôi và chọn vị trí đặt lồng:
Do đoạn sông đặt lồng nước chảy mạnh (lưu tốc dòng chảy >0,5m/s, mùa nước lũ, nước chảy mạnh hơn nhiều), nên ông Sanh thiết kế lồng chiều dài dài hơn chiều rộng 3-4 lần để giảm lực cản của dòng chảy, đầu lồng phía dòng chảy làm mũi tên cho nước chảy sang 2 bên. Lồng được thiết kế làm bằng Inox, đục lỗ thoát nước, bên ngoài ốp khung tre để tăng độ cứng và độ bền cho lồng. Mỗi lồng ông thiết kế 9-10m3 nước (1,5 x 5 x 1,2).
Vị trí đặt lồng là nơi nước chảy thẳng, không quẩn, lưu tốc dòng chảy 0,3-0,5m/s, pH từ 7,5-8, oxy hòa tan > 4mg/lít, độ trong 30-40cm, nhiệt độ thích hợp 25-320C. Có chỗ neo buộc lồng chắc chắn, đáy sông nơi đặt lồng là cát, sỏi. Đáy lồng cách đáy sông tối thiểu 1,0m.
2. Chọn và vận chuyển giống:
Theo kinh nghiệm của ông, chọn cá khỏe mạnh, da bóng, màu sắc tự nhiên, nhiều nhớt, không bị bệnh, không xây sát, cỡ đồng đều; chọn giống đã qua ương dưỡng để hạn chế hao hụt, cỡ giống tốt nhất là từ 5-10 con/kg. Nếu vận chuyển xa phải đóng túi nilon bơm oxy với nhiệt độ nước trong túi đảm bảo từ 8-120C,trước khi vận chuyển cá, phải cho cá cho nhịn ăn 1-2 ngày và luyện cá trong môi trường chật hẹp.
3. Quản lý, chăm sóc:
Trước khi thả cá, ông Sanh tiến hành tắm phòng bệnh bằng một số dung dịch,hóa chất sau:
– Muối ăn, liều lượng 3% (10 lít nước, cho 300g muối, hòa tan), thả cá vào, thời gian 10-15 phút;
– KMn – 04 liều lượng 1-3mg/lít nước, thời gian 10-15 phút;
– Formalin liều lượng 1-3mg/lít nước, thời gian 10-15 phút.
Hiểu được tập tính của cá là sống ở hang, hốc, gốc cây, gềnh đá, nên dưới đáyl ồng ông đặt các ống nhựa để cá chình trú ẩn.
Ông thả cá chình giống với mật độ 15 con/m3, thức ăn là cá tạp, giun, ốc,tôm, tép thái vừa cỡ miệng cá. Ông cho biết, thức ăn phải tươi, không ôi thiu,không ướp hóa chất độc hại. Trước khi cho ăn ngâm thức ăn vào nước muối 10%,sau đó rửa lại nước ngọt, rồi cho cá ăn (cho ăn 4 đúng: đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng thời gian, đúng vị trí). Ông đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn của cá, liều lượng thức ăn phải đảm bảo từ 7-10% khối lượng cá trong lồng, nếu nhiệt độ nước 25-320C; nhiệt độ dưới 250C và cao hơn 330C thì giảm thức ăn. Sau 60 phút cho ăn thì kiểm tra thức ăn, nếu cá ăn hết là vừa, cứ 10ngày điều chỉnh tăng thức ăn, số lượng tăng thêm dựa vào số lượng thức ăn tiêuthụ, cứ 7 kg thức ăn tăng thêm 1kg cá.
4. Phòng và trị bệnh cho cá:
Theo ông Sanh, cá chình ít bị bệnh, tuy nhiên khi cho cá ăn thức ăn ôi thiu,môi trường nước ô nhiễm thì cá dễ bị bệnh.
– Phòng bệnh:
Ông Sanh xác định phòng bệnh và chính nên ông thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá để cho ăn phù hợp, giữ cho môi trường nước trong sạch, không để ô nhiễm nước, mỗi năm vệ sinh lồng một lần, trộn thêm vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn để kích thích sinh trưởng, giảm hệ số thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi cá.
– Trị bệnh:
Ông Sanh cho biết, cá chình thường mắc một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh trắng da, bệnh nấm thùy mi.
Đối với bệnh xuất huyết là bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh xuất hiện quanh năm, dấu hiệu bị bệnh là bên ngoài cá bị nốt đỏ, lúc đầu nhỏ sau đó dẫn đến lở loét, xuất hiện nhiều ở hậu môn, sau đó lan ra toàn thân, ông Sanh trị bệnh bằng cách trộn kháng sinh: Doxycyline hoặc Florphecol cho cá ăn.
Đối với bệnh trắng da là bệnh có dấu hiệu trên thân có nốt trắng, ôngtrị bệnh bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá, bắt lên tắm nước muối3%.
Đối với bệnh nấm thùy mi, thường có dấu hiệu: chỗ viêm, loét có sợi nấm trắng như bông bám vào, ông tắm nước muối hoặc formalin trong thời gian từ10-15 phút để trị bệnh.
5. Thu hoạch:
Trước khi thu hoạch ông Sanh cho cá nhịn ăn 1-2 ngày, không sử dụng kháng sinh tước khi bán 15 ngày. Với thời gian nuôi 12 tháng, năm 2013 ông thu hoạch cá cỡtrung bình 1 kg/con, với 27 m3 lồng ông thu sản lượng 390kg cá thương phẩm,giá bán 450.000 đồng/kg, doanh thu 175,5 triệu đồng, trừ chi phí ông còn lãi119 triệu đồng, nếu có điều kiện nuôi cá to hơn giá bán sẽ cao hơn.
Hiện nay ở thôn Tây (xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh) có trên 70 lồng của 50 hộ,hầu hết các hộ nuôi cá lồng ở đây đều có rất ít đất nông nghiệp để sản xuất,quanh năm sống bằng nghề nuôi cá lồng. Mặc dù nuôi cá trên sông Trà Khúc có lợi nhuận cao là vậy, nhưng bà con luôn lo sợ nguồn nước bị đầu độc, tháng 4 năm 2014 do nhà máy chế biến củ mỳ phía trên xả thải nên toàn bộ cá trên sông Trà Khúc bị chết hết, cá nổi trắng sông, không những gây ô nhiễm môi trường mà còn hủy hoại tất cả các loài thủy sản sinh sống trên sông, làm chết cá của 70 hộ nuôi cá lồng của xã Tịnh Sơn, thiệt hại hàng tỷ đồng, các hộ dân nuôi cá lồng đã kêu cứu, nhưng đến nay vẫn chưa thấy chính quyền và cơ quan chức năng có giải pháp khắc phục.
Chúng tôi khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý các đơn vị xả thải tùy tiện gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho bà con nuôi cá lồng tại đây. Đề nghị Sở Nông nghiệp Quảng Ngãi xây dựng mô hình nuôi cá rô phi diêu hồng bằng lồng, bè tại đây nhằm đa dạng đối tương nuôi, cá diêu hồng là loại dễ nuôi, ít bệnh và cho hiệu quả cao, bà con nơi đây có thể làm giàu bằng nghề nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc nếu được Nhà nước quan tâm hỗ trợ ban đầu.
Tags: kinh nghiem nuoi ca chinh, ca chinh, nuoi thuy san