Kĩ thuật ương tôm he Nhật Bản – Phần 1
1. Chuẩn bị nước thả ấu trùng (nauplius)
Nước được cấp trước khi thả ấu trùng 1 ngày, khoảng 1/2 dung tích bể.
2. Mật độ từ 90 – 130 ấu trùng/lít
3. Thuần hóa, xử lý và thả ấu trùng
Cân bằng các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ muối…) giữa nơi SX và trại ương trước khi thả ấu trùng tôm.
Xử lý: Tắm ấu trùng trong nước có chứa Formalin, nồng độ 200 – 300ppm trong 30 giây, để loại bỏ mầm bệnh.
Quá trình thuần hóa, xử lý cần thay toàn bộ nước dựng ấu trùng từ trại tôm mẹ.
4. Thức ăn
Gồm tảo tươi, tảo khô, thức ăn tổng hợp, thức ăn chế biến.
Trong đó tảo tươi là thức ăn bắt buộc.
5. Quản lý bể nuôi ấu trùng
Giai đoạn 1: Sục khí nhẹ, đều, không để ấu trùng chìm xuống đáy bể.
Khi xuất hiện ấu trùng thì cho thức ăn.
Giai đoạn 2: Duy trì mật độ tảo bằng cách mỗi ngày bổ sung 2 –3 lần tảo tươi.
Tăng dần lượng thức ăn cho đến khi bước sang giai đoạn 3.
Lưu ý cho ăn thêm tảo khô, thức ăn tổng hợp 2 – 5 lần/ngày.
Bổ sung thêm nước để tránh ô nhiễm.
Giai đoạn 3: Cho ăn thức ăn tổng hợp, mỗi ngày cho ăn 6 – 8 lần.
Sục khí để nâng ấu trùng lên, vệ sinh thay nước để giữ ổn định môi trường.
Giai đoạn 4: Chăm sóc giống như giai đoạn 3.
Ngoài thức ăn tổng hợp có thể dùng thêm thức ăn chế biến như thịt hàu, tôm bóc vỏ, trứng xay nhuyễn, hấp chín, chà qua lưới mịn để cho ăn.
Khi đạt P15 thu hoạch chuyển ra ao ương thành tôm giống hoặc thả trực tiếp để nuôi thành tôm thịt.