Hướng dẫn chăn nuôi lợn thịt đạt năng suất cao
1. Phối hợp khẩu phần cho heo thịt
Việc phối hợp khẩu phần ăn cho heo thịt phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
– Phù hợp với đặc điểm sinh lý của các giai đoạn sinh trưởng phát triển của heo thịt
– Có tỷ lệ thức ăn tinh/ thô thích hợp
– Thức ăn có chất lượng tốt, không có các chất kháng dinh dưỡng và độc tố
– Phù hợp nguồn thức ăn của địa phương để giảm chi phí đầu vào.
2. Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn
* Giai đoạn 1: heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi.
heo có trọng lượng trung bình từ 23 – 60 kg.
Người chăn nuôi cần cho heo ăn theo khẩu phần có 17 – 18 % protein thô ( safeed- 100) , giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal
* Giai đoạn 2: heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi.
heo có trọng lượng từ 61 – 105 kg, khẩu phần ăn của heo có từ 14 – 16 % protein thô và 3000 – 3100 kcal
Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên.
Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao.
Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài.
3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý
Heo thịt ở nước ta thường nuôi 5-6 tháng có trọng lượng từ 95 – 105 kg.
a. Phân lô, phân đàn
Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng.
Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
– Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.
– Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 – 35 kg có 0,4 – 0,5 m2/con, từ 35 – 100 kg có 0,8 m2/con.
– Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều (độ đồng đều cao).
– Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể (xem ở phần quản lý đàn).
b. Kỹ thuật cho ăn, uống
– Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần
– Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau
– Cho heo ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.
– Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa.
– Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột
– Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần
– Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất
– Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1
– Nước uống cho heo uống thỏa mãn nhu cầu.
– Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào
c. Vận động và tắm
Cũng như các loại heo khác, heo thịt cũng cần được vận động và tắm chải.
Phương pháp này cần được tiến hành như sau:
heo ở giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi cho vận động 2 – 3 giờ/ngày
d. Chuồng nuôi và vệ sinh
Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi của heo thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.
e. Phòng bệnh cho heo
Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 – 12 tuần tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường, riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại.
Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung.
Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex, Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi thịt.
4. Quản lý đàn heo thịt
Công việc quan trọng của quản lý đàn heo thịt là theo dõi và ghi chép các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong quá trình nuôi để tính toán hiệu quả của từng giai đoạn, đồng thời có thể điều khiển tốc độ sinh trưởng thông qua nuôi dưỡng và chăm sóc.
Theo kinh nghiệm của một số nước có chăn nuôi heo tiên tiến, việc điều khiển tốc độ tăng trọng cũng như phẩm chất thịt của heo thông qua khẩu phần và tiêu chuẩn ăn đã khẳng định heo thịt cần thay đổi tiêu chuẩn ăn theo tuần tuổi và theo dõi tăng trọng theo từng kỳ.
Tuy nhiên, trong chăn nuôi heo theo nông hộ việc đưa ra các công việc theo dõi ghi chép về các chỉ tiêu kinh tế rất khó do vậy cần khuyến cáo nông dân nên chú ý theo từng giai đoạn nuôi, có thể 3 lần trong một chu kỳ nuôi heo thịt.
Tiêu chuẩn ăn nên thay đổi theo trọng lượng tăng lên của lợn trong quá trình nuôi.
5. Kỹ thuật nuôi và vỗ béo heo nái loại thải
Trong chăn nuôi, hàng năm có khoản 20 – 25 % heo nái loại thải chuyển sang vổ béo để giết thịt.
– Tháng thứ nhất cần tiến hành thiến heo, sau khi thiến hoạn heo phải được nuôi với chế độ dinh dưỡng tốt và phải tuyệt đối giữ vệ sinh sạch sẽ để khỏi bị nhiễm trùng vết mổ.
– Tháng thứ 2 nên cho heo ăn vơi khẩu phần có từ 80 đến 90 % thức ăn tinh và có thể kết hợp cho heo ăn thức ăn bổ sung để nâng cao chất lượng thịt bởi vì loại heo này thường có chất lượng thịt kém, tỷ lệ mỡ cao, thịt không thơm ngon, độ mềm thấp.
Chuồng nuôi heo loại thải vỗ béo cần yên tĩnh để tạo điều kiện cho heo ngủ nhiều và chóng béo.
* Sử dụng các chất bổ sung để kích thích sinh trưởng cho heo thịt
– Bổ sung vitamine và khoáng chất để kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của heo