Cả trên đất bạc màu Bắc Giang và trên đất phù sa Hà Nội, các công thức có bổ sung Nano MIX vào phân NPK của Đầu Trâu đều có thể làm tăng năng suất kinh tế và tăng cả hiệu quả kinh tế…
Mặc dù Richard Feynman từ năm 1959 đã tiên đoán khả năng chế tạo vật liệu có kích thước Nano và là người được giải thưởng Nobel về Vật lý năm 1965 nhưng mãi đến 1974 thuật ngữ công nghệ Nano mới bắt đầu được áp dụng vào cuộc sống do Nario Taniguchi, nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Tokyo đề cập đến khá năng chế tạo cấu trúc vi hình của mạch vi điện tử bằng vật liệu Nano…
Cũng từ đó, vật liệu Nano được sử dụng ngày càng nhiều vào các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện tử. Kế đến là ngành y tế có phạm vi sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh, chế tạo công cụ y học và các thiết bị cũng như thuốc dùng để chữa bệnh. Ngành may mặc chế tạo vải vóc chống thấm, chống nóng. Ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng vật liệu Nano cho bảo quản thực phẩm…Ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ Nano muộn hơn.
Nhưng ngày nay cũng đã có nhiều thành tựu ứng dụng trong nông nghiệp dưới dạng xử lý hạt giống, phun, tưới cho cây trồng đều mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Việc pha trộn vật liệu Nano vào phân hóa học mới được thực hiện trong mấy năm gần đây đã chứng tỏ khả năng to lớn của các loại vi lượng dạng Nano hoàn toàn có thể trở thành nhân tố làm tăng giá trị gia tăng của phân bón để vừa giảm liều lượng phân, vừa nâng cao năng suất và chất lượng nông sản cũng như hiệu quả kinh tế cho nhà nông, đáp ứng nhu cầu của sản xuất đang đòi hỏi.
Chúng tôi xin giới thiệu bạn đọc một số kết quả nghiên cứu hiệu lực nông học và hiệu quả kinh tế của một số chế phẩm Nano phối trộn với phân hóa học bón cho cây trồng để tham khảo:
Hiệu lực của Nano MIX trên cây lúa:
1/ Thí nghiệm trong nhà lưới, thực hiện tại khu nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, bên cạnh Nhà máy phân bón Bình Điền đóng tại xã Long Định, Bến Lức, Long An. Thí nghiệm sử dụng giống lúa OM 10636, gieo ngày 5/10/2016, cấy 15/10/2016. Cây mạ được trồng trong các khay có kích thước 1x1m, xếp theo kiểu RCBD, nhắc lại 3 lần. Sử dụng nền phân đơn: Ure, DAP và kali theo tỷ lệ 70-40-40kg/ha. Thí nghiệm gồm 3 công thức:
a/Nền NPK làm đối chứng ,
b/Đối chứng + 1 lít Nano MIX,
c/Đối chứng + 3 lít Nano Mix
d/Đối chứng + 5 lít Nano Mix.
Kết quả đo đếm tính toán cho thấy: Về khả năng sinh trưởng và số nhánh/m2 của lúa, 2 công thức bổ sung 3 và 5 lít Nano/tấn phân có chiều cao cây và số nhánh/m2 cao hơn hẳn công thức đối chứng đáng tin. Về số nhánh hữu hiệu thì cả 3 công thức có bổ sung nano đều cao hơn đối chứng đáng tin. Các công thức có bổ sung Nano cũng cho thấy cây lúa có màu sắc lá xanh đậm hơn công thức đối chứng.
Tính toán các yếu tố năng suất và năng suất khô cho thấy: Số bông/m2 các công thức thí nghiệm đều cao hơn đối chứng đáng tin và đạt từ 7,7 – 9,6%. Về số hạt chắc thì công thức 3 và 5 lít Nano/tấn phân đều cao hơn đối chứng từ 12 – 22,15%. Trọng lượng 1.000 hạt các công thức thí nghiệm cũng đều cao hơn đối chứng đáng tin. Từ đó dẫn đến năng suất thực thu của cả 3 công thức có bổ sung Nano cũng đều cao hơn đối chứng đáng tin từ 13,5; 20,7 và 22,8% ( lần lượt từ 1,3 và 5 lít/tấn phân).
2/ Các thí nghiệm ngoài đồng ruộng: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền – Ninh Bình đã phối hợp với Viện Nông hóa thổ nhưỡng thực hiện thí nghiệm chính quy 2 vụ trên đất bạc màu tại trại thực nghiệm thuộc xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang và 2 vụ trên đất phù sa tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, Hà Nội cả trong vụ xuân và vụ mùa 2016. Tổng số 10 thí nghiệm. Bao gồm 6 thí nghiệm trên đất bạc màu và 4 thí nghiệm trên đất phù sa.
Kết quả đánh giá chung cho thấy: Cả trên đất bạc màu Bắc Giang và trên đất phù sa Hà Nội, các công thức có bổ sung Nano MIX vào phân NPK của Đầu Trâu đều có thể làm tăng năng suất kinh tế và tăng cả hiệu quả kinh tế ngay cả trọng điều kiện giảm lượng phân bón từ 20 – 30% so với đối chứng. Trên bình diện chung thì bổ sung 3 lít Nano MIX vào phân NPK của Đầu Trâu đều mang lại cả năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng chỉ bón NPK
3/ Phát triển ra sản xuất: Mặc dù kết quả nghiên cứu về chế phẩm vi lượng dạng Nano đã được nhiều nước áp dụng nhưng để thật chắc chắn hơn nên Công ty Bình Điền (cả công ty mẹ và chi nhánh Bình Điền – Ninh Bình) đã dừng lại một bước để tiến hành khảo nghiệm chính quy, nhằm bảo đảm các chế phẩm đưa vào phân của công ty đều là những chế phẩm tốt cả về giá trị nông học, giá trị kinh tế và môi trường.
Từ kết quả đã thu nhận được, công ty đã có thêm bằng chứng và quyết định khuyến cáo ra sản xuất. Từ đó nhiều chủng loại phân bón hiệu Đầu Trâu nay đã mang thêm tên có gắn thuật ngữ “Nano” như: Phân đạm Đầu Trâu Nano, Nano 02 (NPK15-15-15+TE) rồi Nano 06 và các chủng loại phân có bổ sung chế phẩm mới khác. Mới ra lò, đã được đông đảo bà con khách hàng ở các tỉnh miền Bắc là bạn hàng quen thuộc hăng hái đón nhận. Công ty cũng đã tiếp nhận lại nhiều ý kiến phản hồi rất tốt: Cây khỏe hơn, màu sắc lá sáng hơn, có ít sâu bệnh, năng suất cao hơn… Phân sản xuất ra đến đâu là được khách hàng vui vẻ tiếp nhận đến đấy.