Giải pháp kiểm soát động vật hai mảnh vỏ trong ao tôm
Hình: Chu kỳ sống của động vật hai mảnh vỏ điển hình (vẹm).
1. Ảnh hưởng của các loài hai mảnh vỏ trong ao nuôi tôm
Các loài động vật hai mảnh vỏ (hến, vẹm, chem chép, trai, hàu,…) ăn tảo bằng cách lọc chúng thông qua các tiêm mao. Khi quần thể các loài này phát triển quá mức trong ao tôm sẽ:
– Làm giảm mật độ tảo, làm tăng độ trong của nước ao.
– Cạnh tranh thức ăn, oxy hòa tan với tôm.
– Hấp thụ nhiều vi khoáng đặc biệt là canxi carbonate (CaCO3) để duy trì và phát triển vỏ, làm lượng khoáng chất trong ao nhất là canxi và độ kiềm của nước giảm mạnh làm tôm bị mềm vỏ và có thể gây chết tôm.
– Làm tôm chậm tăng trưởng, tăng tỷ lệ phân đàn.
– Là nguồn mang nhiều mầm bệnh có thể lây truyền sang tôm.
2. Phòng ngừa các loài hai mảnh vỏ gây hại trong ao tôm
– Cải tạo ao nuôi hút bùn, rải vôi và phơi ao, lấy nước qua túi lọc, diệt tạp, diệt khuẩn đúng kỹ thuật
– Cần có ao lắng xử lý nước kỹ trước khi cấp nước vô ao nuôi.
3. Biện pháp xử lý
Cải tạo ao:
Dùng OSCILL ALGA 08 hoặc TRIHO 05 2 lít/ 1.000 m3 nước.
Trong ao nuôi tôm thịt:
Dùng OSCILL ALGA 08 hoặc TRIHO 05 với liều lượng như sau:
+ Tôm trên 10 ngày tuổi: 0,8 lít/1.000 m3 nước.
+ Tôm trên 1 tháng tuổi: 1,5 lít/1.000 m3 nước.
* Dùng trong khoảng thời gian từ 18 – 21 giờ.
Nếu tôm yếu thì nên dùng Yucado 100% Natural/ VS Yuca trước 1- 2 giờ đồng hồ hay San Antishock trước 6 giờ đồng hồ, kèm theo chạy quạt.
Nếu dùng liều cao, sau 36 giờ đồng hồ nên dùng thêm TOXINPOND+ để tôm khỏe.
Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, ao nuoi tom