Đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường nơi nuôi cá lồng/bè nước ngọt
Quy định kỹ thuật
Điều kiện đặt lồng/bè
– Vị trí đặt lồng/bè phải nằm trong vùng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; không bị ảnh hưởng bởi lũ, phương tiện giao thông thủy, mực nước không bị thay đổi đột ngột, không có dòng xoáy và không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm; chọn nơi có dòng nước chảy thẳng, lưu tốc 0,2 – 0,5 m/s. Nếu nuôi hồ chứa phải lựa chọn nơi có dòng chảy, không nuôi cá lồng/bè trong eo, ngách.
– Đáy lồng/bè cách đáy sông/hồ ít nhất 0,5 m vào lúc mức nước thấp nhất.
– Trường hợp đặt lồng/bè thành từng cụm: các cụm lồng/bè khi đặt song song phải cách nhau tối thiểu 10 m; khi đặt so le, nối tiếp cách nhau tối thiểu 200 m.
– Mật độ lồng/bè ở khu vực nước chảy chiếm tối đa 0,2% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất; khu vực nước tĩnh chiếm tối đa 0,05% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất.
Chất lượng nước nơi đặt lồng/bè
Đảm bảo quy định tại Bảng 1.
Bảng 1. Chất lượng nước nơi đặt lồng/bè
Vật liệu làm lồng/bè và thiết bị, dụng cụ trong quá trình nuôi
– Lồng/bè được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, có khả năng chống chịu với môi trường nước, sóng, gió và chất khử trùng tiêu độc.
– Dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình nuôi phải đảm bảo không gây tổn hại cho đối tượng nuôi, dễ làm vệ sinh tiêu độc, khử trùng.
– Động cơ và thiết bị máy móc sử dụng phải đảm bảo không rò rỉ xăng, dầu vào nguồn nước.
Quy định về đảm bảo ATTP trong kỹ thuật nuôi
Chuẩn bị lồng/bè nuôi
Lồng/bè nuôi phải được vệ sinh, khử trùng trước và sau khi nuôi theo quy trình kỹ thuật với từng đối tượng thủy sản.
Cá giống
– Có nguồn gốc rõ ràng, được mua từ các cơ sở có kiểm soát chất lượng cá bố mẹ, cá giống và quá trình sản xuất.
– Cá giống phải khỏe mạnh; đã qua kiểm dịch.
– Thả giống đúng lịch mùa vụ, mật độ, kích cỡ theo quy định.
Thức ăn
– Sử dụng thức ăn công nghiệp được phép lưu hành tại Việt Nam; còn hạn sử dụng.
– Thức ăn tự chế biến: Có đủ thành phần dinh dưỡng; nguyên liệu để chế biến không có Salmonella, nấm mốc độc, độc tố aflatoxin B1; không chứa kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Phòng trị bệnh, sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và chất xử lý cải tạo môi trường
– Trong quá trình nuôi phải thường xuyên đảm bảo lưới được thông thoáng, sạch sẽ; hàng ngày theo dõi môi trường nước và hoạt động của cá. Nếu thấy môi trường nước xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời; không di chuyển cá khi đang có bệnh xảy ra.
– Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và chất xử lý cải tạo môi trường dùng cho nuôi trồng thủy sản và được phép lưu hành tại Việt Nam, còn hạn sử dụng.
– Khi sử dụng thuốc kháng sinh phải xác định rõ tác nhân gây bệnh, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn.
– Cơ sở nuôi phải ghi chép việc sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và chất xử lý cải tạo môi trường (ghi rõ ngày, loại, liều lượng, cách sử dụng).
Thu hoạch cá
– Phải tuân thủ quy định của Bộ NN&PTNT hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian ngừng sử dụng thuốc, hóa chất trước khi thu hoạch cá.
– Cơ sở phải chấp hành thông báo dừng thu hoạch của cơ quan kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm trong trường hợp các chỉ tiêu vi sinh, hóa học trong sản phẩm nuôi vượt quá giới hạn cho phép.
Tags: chat luong nuoc, nuoi ca long be, ky thuat nuoi ca, nuoi trong thuy san