Cách khống chế Hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong ao nuôi tôm
Trong nhiều năm qua, bà con nuôi tôm đã phải “vật lộn” với Hội chứng chết sớm trên tôm (EMS) hay Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) để duy trì sản xuất. Trong đó, một số bà con đã phải từ bỏ nghề nuôi tôm và cũng có không ít người nuôi khác phải treo ao, các trang trại chuyển sang nuôi ghép cá rô phi để tạm thời đối phó với EMS trước khi không thể chống nổi EMS nữa.
Vậy, làm thế nào để khống chế Hội chứng tôm chết sớm EMS? ECOCLEAN hy vọng bà con sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết ngắn sau đây!
Những kiến thức cơ bản về EMS/AHPND
Dịch bệnh EMS/AHPND thường ảnh hưởng đến tôm nuôi sau khi thả giống khoảng 20-30 ngày và khả năng gây chết lên đến 10%. Bệnh ảnh hưởng trên cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng và là nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt.
Theo ước tính của Liên minh NTTS Toàn cầu, dịch bệnh EMS/AHPND đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm khoảng 1 tỷ USD. Tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus. EMS/AHPND có thể lan truyền cả chiều dọc (qua bố mẹ, tôm giống) và chiều ngang (nguồn nước bị ô nhiễm).
Phương pháp kiểm soát dịch bệnh EMS/AHPND trong ao nuôi tôm
Theo các chuyên gia, sử dụng thuốc kháng sinh chỉ có thể hiệu quả trong 1-2 vụ nuôi đầu và sau đó các tác nhân gây bệnh sẽ trở nên kháng thuốc. Mặt khác, các giải pháp khử trùng đáy ao và xử lý nước ao nuôi tôm để diệt vi khuẩn gây nên EMS/AHPND sẽ góp phần làm lây lan mầm bệnh chứ không phải kiểm soát.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các hóa chất khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong ao trước khi thả giống sẽ làm xáo trộn hệ vi sinh vật trong ao nuôi… điều này sẽ gây hại nhiều hơn có lợi. Việc gia tăng sự tích tụ dinh dưỡng trong ao nuôi sau khi khử trùng kết hợp với hệ vi sinh vật nghèo nàn sẽ vô tình giúp vi khuẩn Vibrio spp phát triển tốt hơn.
Hãy cùng xem một số biện pháp kiểm soát EMS/AHPND hiệu quả:
1. Nuôi tôm kích cỡ lớn
Nuôi tôm có kích cỡ lớn không có nghĩa là chúng được miễn dịch, nhưng dường như chúng ít bị ảnh hưởng hơn. Bởi vì cách cho tôm ăn ở giai đoạn này khác với giai đoạn đầu phát triển, đồng thời tôm trưởng thành ăn thức ăn theo cách khác. Do vậy, tôm trưởng thành hơn ít bị phơi nhiễm bệnh EMS/AHPND hơn. Đây cũng là kỹ thuật nuôi tôm trong hệ thống nước chảy hoặc nuôi ương trước khi thả tôm vào nuôi trong ao.
2. Thay đổi loài nuôi
Các thí nghiệm cho thấy cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng đều chết khi ăn thức ăn có EMS, song, khi nuôi trong ao thì tôm sú ít bị ảnh hưởng hơn. Mặc dù điều đó không có nghĩa tôm sú miễn nhiễm với EMS nhưng có vẻ như tôm sú ít bị nhiễm bệnh hơn.
3. Nuôi ghép
Không chỉ giúp phòng tránh virus gây bệnh đốm trắng, phương pháp nuôi ghép cá rô phi với tôm cũng giúp tránh EMS/AHPND.
4. Tận dụng “vũ khí” có sẵn trong ao nuôi: Các vi sinh vật có ích
Thật vậy, việc sử dụng các vi sinh vật có ích sẽ giúp cải thiện môi trường và kiểm soát số lượng vi khuẩn Vibrio. Đây là một trong những chiếc lược phổ biến được nhiều bà con áp dụng trong cuộc chiến chống dịch bệnh EMS.
Một vài chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản trên thị trường hiện nay có khả năng làm giảm độc tính của vi khuẩn Vibrio spp. Trong đó, phải kể đến các loài vi sinh vật như: Lactiobacillys sp, Pediococcus sp, Enterococcus sp và Bacillus sp đã chứng minh điều đó.
5. Nuôi tôm giống đã kháng bệnh
Kết luận
Như vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh và các chất khử trùng trong ao nuôi có khả năng loại bỏ các nhóm vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn cả hệ vi sinh vật có lợi trong ao. Do vậy, bà con nên cẩn trọng trong việc sử dụng các chất này. Bên cạnh đó, có thể thấy giải pháp quản lý hệ vi sinh vật trong ao nuôi tôm mới là chìa khóa của vấn đề.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bà con những kiến thức hữu ích về cách khống chế Hội chứng tôm chết sớm EMS