Xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, giữ ấm cho mạ xuân khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại (nhiệt độ trung bình ngày dưới 13oC) kéo dài.
Hạ tuần tháng 12/2008 đến thượng tuần tháng 1/2009 theo dự báo của cơ quan khí tượng thuỷ văn Trung ương sẽ có vài đợt gió mùa đông bắc mạnh tràn về gây rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Đặc biệt ở các tỉnh vùng núi cao có thể có sương muối, tuyết rơi làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của mạ xuân.
Mạ xuân sớm gieo 20-30/11 đã có 3-4 lá thật, cần giữ ẩm tốt cho mạ, bón thêm tro rơm, rạ với lượng 5kg/sào Bắc bộ mạ, không bón tro của các loại lá cây nhiều tinh dầu như lá bạch đàn vì chúng sẽ làm mạ bị chết sót. Phun cho mạ một trong các sản phẩm: Vườn sinh thái; K-Humate; A-H502/503; N-H601/602; K-H701/702 khoảng 2 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày giúp mạ tăng sức đề kháng chống rét tốt hơn.
Những nơi chủ động nước tưới có thể đêm cho ngập 1/2 cây mạ, ngày lại tháo nước cạn để lợi dụng được hơi ấm của ánh nắng mặt trời ban ngày và lòng đất ban đêm sưởi ấm cho mạ.
Mạ xuân chính vụ gieo 1/12 đến 15/12, hiện nay đang có 1-3 lá thật, trà mạ này cần cung cấp đủ ẩm cho dược mạ với độ ẩm bão hoà (mực nước trong rãnh mạ cách mặt luống 1-2 cm). Trùm nilon màu trắng, trong, dai lên khung tre hình vòm cống chống rét cho mạ. Ban ngày khi nhiệt độ ngoài trời >20oC cần mở hai đầu nilon luống mạ cho thoát hơi nước, hạ nhiệt độ tránh hiện tượng mạ sinh trưởng mạnh nhanh bị già. Nhiệt độ trung bình ngày >13oC cần bỏ hết nilon che trên luống mạ, giúp mạ tôi luyện với rét (được giá) cứng cây, đanh dảnh là tiền đề cho việc tăng năng suất lúa cuối vụ.
Phun cho mạ xuân chính vụ một trong các sản phẩm Vườn sinh thái; K-Humate; A-H502/503; N-H601/602; K-H701/702 khoảng 2 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày giúp mạ tăng sức đề kháng chống rét tốt hơn.