Bón phân cho cây hồ tiêu kinh doanh sau mùa khô
Để cây nhanh chóng phục hồi, bà con cần cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu để cây tiếp tục sinh sản cho năm sau.
Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu phân hữu cơ: Phân hữu cơ rất cần thiết làm cho đất tơi xốp, giảm thiểu trôi rửa, giữ các chất dinh dưỡng, khi ủ phân nên sử dụng chế phẩm Trichoderma là vi sinh vật phân giải hữu cơ, đối kháng nấm bệnh và tuyến trùng, trộn lẫn chế phẩm với chất hữu cơ, ủ kín còn có tác dụng diệt trừ vi sinh vật, côn trùng gây hại cho rễ tiêu, kích thích rễ tiêu phát triển. Lượng bón khoảng: 10 – 15 kg/trụ.
Nhu cầu về đạm (N): Sau thu trái, cây hồ tiêu rất cần đạm để tái tạo, nuôi dưỡng cành bánh tẻ nhằm cho ra bông và đậu trái vào năm sau. Lượng đạm cho 1ha khoảng 40kg.
Nhu cầu về lân (P2O5): Sau thu hoạch lân đặc biệt cần thiết cho hồ tiêu. Cung cấp đủ lân sẽ giúp bộ rễ của cây phát triển nhanh và mạnh và trước đầu mùa mưa nhằm hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, tạo thuận lợi phân hoá tốt mầm hoa, hình thành nhị đực, nhị cái, giúp quá trình thụ phấn đạt hiệu quả cao hơn. Lượng lân thích hợp để bón sau thu hoạch trái là 160kg/ha.
Nhu cầu canxi (vôi): Đất Tây Nguyên sau mùa mưa thường bị rửa trôi rất nhiều chất dinh dưỡng, làm cho đất trở nên chua, chưa kể đất còn bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng các loại phân chua, vì vậy bà con cần bón vôi để khử chua cho đất. Các nhà vườn kinh nghiệm chia sẻ bí quyết: để bón lân đạt hiệu quả cao bà con nên kiểm tra độ pH trước khi bón, nếu độ pH dưới 5,5 bà con nhất thiết nên bón lân nung chảy, 1 kg loại lân này có tác dụng hạ độ chua bằng 0,5 kg vôi bột.
Để bón phân đúng cách, bà con cần lưu ý: Không bón phân khi chưa mưa, hoặc đất chưa đủ ẩm, nắng nóng tiếp tục làm bay dinh dưỡng, lãng phí phân; Chọn thời điểm đất ẩm với độ sâu 10 – 20 cm, bón phân khoáng trộn phân hữu cơ theo rìa tán cây theo rãnh, lấp kín đất, tủ rác giữ ẩm.
Nhu cầu magie (MgO): Magie rất cần thiết cho cây hồ tiêu hình thành diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp đối với hồ tiêu thời kỳ sau thu hoạch, giúp cây duy trì sự cân bằng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng độ quang hợp của bộ lá trong những ngày thời tiết âm u, ít nắng tạo thuận lợi cho cây ra bông đậu trái, lượng magie cần thiết khoảng 100 – 150 kg/ha.
Nhu cầu kẽm và bo: Thiếu kẽm và bo nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến việc đậu trái và hình thành nhân của hồ tiêu, bởi vậy việc cung cấp đầy đủ kẽm, bo cho cây sau thu hoạch là hết sức cần thiết.
Phân bón khuyến cáo
Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển khuyến cáo bà con sử dụng phân bón Văn Điển cho cây hồ tiêu sau thu hoạch như sau:
Lân nung chảy Văn Điển: Gồm có các chất dinh dưỡng là lân hữu hiệu (P2O5) chiếm 16%, canxi (vôi) 28-34%, magie 15-18%, SiO2 24-30% cùng các chất vi lượng Fe = 0,4%, Zn = 0,2%, B = 0,04%, Mn = 0,4%, Cu = 0,02%. Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ được đạt 98%.
Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây tiêu 4 đúng nuôi trái lớn trong mùa mưa, phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có các loại sau:
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển dùng bón sau thu hoạch: Loại NPK 10.10.5 có hàm lượng dinh dưỡng N = 10%, P2O5 = 10 %, K2O = 5%, CaO = 16%, MgO = 8%, S = 1%,SiO2 = 15% và các chất vi lượng tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt 65%.
Phân Văn Điển chứa đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa, trung vi lượng giúp cải tạo đất, giảm độ chua cho đất, rất thích hợp với cây tiêu
Cách bón cho cây hồ tiêu sau thu hoạch (tăng lân, đạm): Đào những rạch nhỏ hình vành khăn xa gốc tiêu tránh làm đứt rễ rồi rải 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục + 1kg lân Văn Điển + 0,3-0,4 NPK 10.10.5/trụ sau đó phủ đất kín phân và tưới nước. Cây hồ tiêu được bón phân bón Văn Điển cây hồi phục nhanh, bộ rễ tái sinh mạnh đặc biệt bộ rễ cám tiếp thu nhiều chất dinh dưỡng vào các đợt bón phân đầu mùa mưa, cây phát triển khoẻ làm tiền đề cho năng suất và chất lượng cao.
Cách bón thúc quả (tăng kali và đạm): Sử dụng ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12% và các chất trung lượng CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S= 6%, cùng các chất vi lượng tổng dinh dưỡng đạt trên 61%. Đối với hồ tiêu kinh doanh nuôi trái lớn đến cuối vụ cần được bón các đợt sau: Đợt 1 giữa mùa mưa bón 0,3 – 0,4 kg/trụ (500 – 600 kg/ha) ĐYT NPK 12.8.12, đợt 2 cuối mùa mưa bón 0,2 – 0,4 kg/trụ (500 – 600 kg/ha) ĐYT 12.8.12.
Cách bón
Hồ tiêu là cây ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt nhưng có bộ rễ ngắn ăn nông (phần rễ đóng vai trò hút nước hút dinh dưỡng cho cây được mọc thành chùm ở độ sau từ lớp đất mặt đến 40cm). Nếu bón loại phân dễ tan thì khi tưới nước, sau thời gian ngắn phân tan hoàn toàn, một phần được cây hút, phần còn lại ngấm xuống tầng đất sâu, cây không thể hút được gây ra hiện tượng thiếu phân giả tạo.
Phân bón Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên hiệu quả sử dụng cao lên đến 97 – 98%. Như vậy, phân Văn Điển chứa đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa, trung vi lượng, cải tạo đất, giảm độ chua cho đất, rất thích hợp với cây tiêu.