Biểu hiện bệnh giun đũa ở gia cầm và phương pháp trị bệnh
Bệnh giun đũa ở gia cầm do Ascaridia galli ( Schrank , 1788) thuộc lớp giun tròn gây ra. Giun đũa gà là bệnh phổ biến xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và khắp nơi trên thế giới.
1. Giới thiệu
Giun đũa là một loại giun tròn thường ký sinh ở ruột non và gây bệnh cho hầu hết các loại gia cầm và thủy cầm.
2. Nguyên nhân
Giun đũa có tên kHoa học là Ascaridia galli thuộc ngành giun tròn Nematheminthes, lớp Nematoda, họ Ascarid loài Ascaridia galli, chúng có kích thước lớn, con đực 2-7cm, cuối đuôi có cánh đuôi vào 10 đôi gai chồi, trước hậu môn có 1 vòi hút tròn, 2 gai giao hợp nhọn bằng nhau, con cái 3- 11cm, lỗ sinh dục ở giữa thân, hậu môn ở cuối thân.
Giun đũa gà có màu vàng nhạt, trên thân có vân Ngang, quanh miệng có ba môi, trên mỗi môi có răng, con cái trưởng thành đẻ 50- 72.000 trứng mỗi ngày.
3. Loài gia cầm mắc bệnh
Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và hoang cầm.
4. Tuổi gia cầm mắc bệnh
Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc mắc bệnh, tuy nhiên bệnh nặng thường thấy ở gia cầm chưa trưởng thành, gia cầm còn non, đang trong thời kỳ lớn mạnh nhất- 4 tháng tuổi.
5. Phương thức truyền lây
Chủ yếu qua đường ăn uống
Giun cái đẻ 50-57.000 trứng theo phân ra ngoài, ở môi trường tự nhiên sau 5- 25 ngày trong trứng đã hình thành ấu trùng cảm nhiễm, gia cầm ăn, uống trứng cảm nhiễm và khi vào đến dạ dày cúng nở ra và di hành xuống ruột non, sau 1-2 ngày chúng chiu vào tuyến gọi là Lieberkhul để phát triển ở trong đó khoảng 19 ngày, rồi quay về loàng ruột hoàn thành vòng đời mất 35- 38 ngày. Tại ruột chúng sống trong ruột non 9- 14 tháng để gây bệnh.
6. Mùa phát bệnh
Quanh năm
7. Triệu chứng
7.1. Bệnh nhẹ
Các biểu hiện chung chung, không rõ ràng như: gia cầm vẫn ăn tốt, nhưng gầy, xù lông, chậm lớn, đôi khi tiêu chảy vô cớ.
7.2. Bệnh nặng
Ăn kém, thiếu máu, mào tích mỏ, niêm mạc nhợt nhạt, bước đi không chắc chắn, hay nằm, lười vận động, sã cánh và bị tiêu chảy, xung quanh lỗ huyệt có nhiều phân bám dính, nếu không điều trị ta sẽ thấy các triệu chứng thần kinh, liệt hoặc bán liệt chân cánh, ở gia cầm đẻ thấy sản lượng trứng giảm 10-20% mà không rõ nguyên nhân. Đôi khi một số con chết đột tử hoặc do tắc ruột, thủng ruột.
8. Mổ khám
– Thể trạng gầy, còi cọc.
– Thiếu máu.
– Có nhiều giun đũa trong ruột non, từ 2-7cm thậm chí 11cm.
– Nếu nhiều giun có thể thấy cả búi giun, kèm viêm xuất huyết ruột non.
9. Điều trị
Điều trị giun chỉ ở thủy cầm rất dễ bằng một trong các cách sau:
Tiêm thẳng 1ml 1% PVPiodine vào tâm u bướu/ lần ( nếu u bướu tập trung ở hầu và cổ)
Tiêm 1-2ml 5% dung dịch muối NaCl vào tâm u bướu/ lần
Tiêm thuốc tím 0,5% 1-2 ml vào tâm u bướu hoặc dùng Leva-20 (loại tiêm) tiêm dưới da 1ml/kgP/lần, hoặc có thể tiêm thẳng vào u bướu nếu số lượng đó ít và tập trung ở hầu, cổ.
Hoặc ta có thể dùng Leva- 20 loại bột uống cho ăn : 20g/100kgP/lần/ngày và chỉ dùng duy nhất 1 lần.
Hoặc dùng dao mổ đã khử trùng rạch đôi u bướu, sau đó bôi cồn iod 10% PVP iodine, nếu số u bướu ít và to ta có thể bóc tách ra khỏi cơ thể, sát trùng lại bằng cồn 96% hoặc 10% PVP iodine và khâu lại.
10. Phòng bệnh
– Chủ động quan sát vịt, ngan, ngỗng dưới 2 tháng tuổi để kịp thời phát hiện u bướu, nếu thấy xuất hiện dù chỉ 1 con thì điều trị ngay cho cả đàn bằng uống Leva- 20.
– Giữ gìn vệ sinh chăn nuôi thú y thật tốt.
– Hạn chế thả vịt, ngan, ngỗng ra ngoài đồng có nước tù đọng và có nhiều giáp xác.