Bệnh Thán Thư Trên Cây Xoài
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides và C. acutatum gây ra.
Nấm C. gloeosporioides cần ẩm độ cao cho sự xâm nhiễm, bào tử nấm có thể dễ dàng nẩy mầm trong nước sau đó tạo nên các giác bám và tiến hành xâm nhiễm.
Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển
Bệnh bắt đầu bằng những đốm màu vàng nâu nhỏ trên toàn bộ bề mặt lá, trái, sau đó chuyển sang nâu phát triển lan rộng ra có thể là những đốm tròn hay bất định.
Dưới điều kiện ẩm ướt chúng liên kết lại thành những đốm lớn. Những đốm này có tâm màu nâu sáng đến nâu xám được bao bọc bởi rìa màu nâu đen và hơi có quầng màu xanh vàng. Trong điều kiện khô ráo, những vết bệnh trở nên khô và rơi xuống tạo thành những lỗ hỏng trên lá.
Trên trái, vết bệnh có thể bị nứt giữa các mãng liên kết trong điều kiện ẩm độ cao, trên những vết bệnh có khối các bào tử nấm màu hồng. Nếu có những đợt mưa trong quá trình sinh trưởng của trái, thì vết bệnh tạo thành từng dãy chảy dọc xuống gọi là tear-staining. Khi mưa dứt, có thể những giọt này chảy xuống theo trái và đọng lại ở phần cuối trái làm cho bệnh nhiễm trên phần này.
Phòng trừ
Có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để phòng trừ bệnh một cách có hiệu quả. Trong đó bao gồm:
Biện pháp canh tác
Đào mương lên líp (luống): Tuỳ theo độ cao của đất mà thiết kế líp đôi hay líp đơn, sao cho đảm bảo hơn mực nước ở thời điểm cao nhất là 20 cm.
Trồng cây chắn gió: Nên phối hợp với hệ thống bờ bao đối với vùng có nguy cơ ngập nước và trồng cây chắn gió đối với những vùng chuyên canh có diện tích tương đối lớn.
Mật độ và khoảng cách trồng: Nên trồng với mật độ vừa phải để tạo sự thông thoáng trong vườn, sau đây là một số ví dụ về khoảng cách và mật độ trồng áp dụng cho ĐBSCL.