Bệnh đường ruột trên tôm gây chết 100% ao nuôi
Bệnh đường ruột trên tôm có khả năng gây chết 100% ao nuôi nếu không có biện pháp phòng trị hiệu quả. Nắm được các nguyên nhân, biểu hiện bệnh đường ruột trên đây sẽ giúp quý bà con có phương pháp phòng trị bệnh đường ruột trên tôm an toàn và hiệu quả nhất.
1/ Nguyên nhân gây bệnh đường ruột trên tôm
Bệnh đường ruột trên tôm với biểu hiện phân trắng
Bệnh đường ruột ở tôm (bệnh phân trắng, phân đứt khúc,…) do nhiều nguyên nhân gây ra, xác định đúng các nguyên nhân sẽ giúp bà con đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số nguyên nhân gây bệnh đường ruột có thể kể đến như:
– Do thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị mốc, chứa độc tố khi cho tôm ăn phải các loại thức ăn này sẽ bị bệnh đường ruột.
– Ao nuôi xuất hiện nhiều tảo đọc tiết ra độc tố làm tê liệt lớp biểu mô ruột, khiến tôm không thể hấp thụ được thức ăn. Điển hình một số loại tảo lam
– Bệnh có thể do ký sinh trùng bám trên thành ruột tôm khiến tôm bị bệnh đường ruột.
– Do vi khuẩn gây bệnh – nguyên nhân chính gây ra bệnh phân trắng trên tôm
2/ Vậy phòng bệnh đường ruột trên tôm như thế nào hiệu quả?
Để phòng bệnh đường ruột trên tôm hiệu quả quý bà con cần phải thực hiện các biện pháp phòng trị tổng hợp ngay từ ban đầu, đặc biệt cần lưu ý:
– Lựa chọn giống chất lượng, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh bởi các nhà sản xuất giống uy tín.
– Thức ăn được bảo quản đúng quy định, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho tôm nuôi.
– Tiến hành diệt tảo độc để tôm không bị ngộ đọc, bị phân trắng, sau khi diệt tảo có thể sử dụng vi sinh để xử lý đát ao nuôi tôm.
– Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như độ ph, độ mặn, hàm lượng oxy, độ kiềm,…
Chúng tôi khuyến cáo quý bà con nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi kết hợp với phương pháp PCR để phát hiện bệnh tôm một cách chính xác và nhanh nhất. Chúc quý bà con có một mùa vụ bội thu!