Nguyên nhân và cách khắc phục gà chậm lớn, còi cọc
Hiện tượng gà đông tảo chậm lớn,còi cọc không phải là bệnh nguy hiểm đối với tính mạng của gà nhưng nó lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kinh tế đối với người nuôi. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục của hiện tượng gà đông tảo chậm lớn, còi cọc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về hiện tượng đó trong bài viết dưới đây.
1. Biểu hiện của gà đông tảo chậm lớn, còi cọc
Gà đông tảo bị chậm lớn, còi cọc chỉ được phát hiện sau vài tháng chăn nuôi khi bạn so sánh giữa những chú gà trong một đàn gà cùng lứa tuổi. Gà chậm lớn, còi cọc xù lông, lông xơ xác và thiếu sức sống. Bệnh có thể lây lan trong đàn gà và có thể giảm giảm sút hiệu quả chăn nuôi lớn
2. Nguyên nhân nào dẫn tới gà đông tảo còi cọc chậm lớn
Nguyên nhân của hiện tượng này rất nhiều, đó có thể là do gà đông tảo bị giun sán, gà bị bệnh ecoli, gà lười ăn, gà mắc bệnh mãn tính, hoặc có thể khi mới nở gà đã bị còi cọc ….
– Với nguyên nhân giun sán.
Khi gà có giun sán trong đường ruột, nó sẽ làm hệ tiêu hóa của gà hoạt động kém hơn, các chất dinh dưỡng trong thức ăn của gà đều bị giun sán hấp thụ hết, vì vậy gà sẽ gầy gò, ốm yếu. Để giải quyết vấn đề này, người nuôi gà phải tẩy giun sán định kỳ cho gà.
– Với nguyên nhân gà bị chậm lớn, còi cọc do từ lúc ấp nở
Vấn đề này là do quá trình ấp nở được thực hiện chưa tốt. Lò ấp bị thiếu nhiệt hay quá nhiều nhiệt làm gà con nở ra không đạt tiêu chuẩn, khiến trong suốt quá trình sinh trưởng gà không được phát triển bình thường. Để khắc phục, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ máy ấp cho phù hợp. Nếu chọn mua gà con giống thì nên chọn những con giống khỏe mạnh, lông bông, mắt sáng và nhanh nhẹn…
– Với nguyên nhân gà lười ăn, một phần là do mật độ nuôi quá lớn, khiến gà bị stress, không có không gian để chơi và phát triển, gà không tranh ăn được với những con khỏe hơn. Để khắc phúc, bạn nên giữ mật độ nuôi gà ở mức vừa phải, bố trí máng ăn, máng uống rải rác quanh chuồng nuôi để con gà nào cũng được ăn thoải mái.