Công nghệ xử lý chất thải mới giúp bảo vệ cá khỏi nhiễm thuốc chống lo âu trong nước
Theo giáo sư Andrew Martin – Viện Công nghệ Năng lượng của KTH, công nghệ xử lý nước thải mới này được gọi là công nghệ chiết suất dùng màng – tách dư lượng thuốc từ nước thải với sự trợ giúp của thiết bị sưởi ấm khu vực.
Martin cho biết rằng nước bốc hơi đi qua một màng mỏng không bắt nước của vật liệu tương tự như Goretex, và đi qua một khoảng trống trong không khí, tại đó nó ngưng tụ trên một bề mặt lạnh giá.
Dư lượng thuốc tụ lại trên một mặt của màng này và nước tinh khiết ở mặt bên kia .
Dư lượng thuốc trong nước thải được phát hiện thấy là làm thay đổi hành vi của cá và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo.
Một nghiên cứu gần đây tại Đại học Umeå của Thụy Điển cho thấy thậm chí với lượng oxazepam ở mức thấp được phát hiện ở sông Fyris, miền trung Thụy Điển, cũng khiến cho cá rô trở nên hung hăng hơn, dễ gặp nguy hiểm, khiến cho chúng dễ trở thành mục tiêu của các động vật săn mồi chẳng hạn như cá chó (pike).
Nghiên cứu đo nồng độ oxazepam được tìm thấy trong cá rô cho thấy nồng độ này cao gấp sáu lần trong nước.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phát thải các loại thuốc chống lo âu (anti-anxiety drugs) có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái ở sông ngòi, góp phần làm tăng hoặc giảm tỷ lệ tảo.
Trong một thử nghiệm về công nghệ chiết suất dùng màng tại Sjöstadsverket Hammarby ở Thụy Điển, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy nồng độ 282 nanogram oxazepam trong mỗi lít nước thải.
Sau khi nước thải được xử lý thông thường, nồng độ thuốc vẫn không thay đổi khi nước được trả lại, đổ ra sông ngòi ở địa phương.
Nhưng khi được xử lý qua hệ thống chiết suất dùng màng, nồng độ thuốc đã giảm xuống dưới 2 nanogram mỗi lít.
Martin và các đồng nghiệp của ông hiện đang chờ kết quả từ các quy trình tiếp theo trong chu trình phát triển của công nghệ này.
Họ đang thử nghiệm chiết suất dùng màng với mức dư lượng thuốc cao hơn gần 10 lần.