Kỹ thuật nuôi cá măng – Kỹ thuật nuôi cá măng – Phần 2
c. Chăm sóc và quản lý
Quản lý chất lượng nước trong điều kiện thích hợp là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc nuôi.
Nồng độ muối có thể tăng cao do mức nước thấp và khi độ mặn trên 60%o sẽ gây sốc cho cá.
Do đó, cần chủ động cấp nước kịp thời.
Trong những ngày mưa hay trời mát kéo dài, lab-lab có thể bị chết và dẫn đến thiếu oxy, do đó cần có biện pháp xử lý khi cần thiết như thay nước, sục khí..
Ngoài thức ăn chủ yếu là lab-lab, trong quá trình ương nuôi cũng cấn có bổ sung thêm cám gạo, bột mì, với tỉ lệ 4-10% trọng lượng cá nuôi.
Cho ăn 2 lần trong ngày sáng và chiều.
Thường cho ăn bổ sung là để vỗ béo cá trước khi thu hoạch.
Khi nuôi hỗn hợp với cua cần rào chắn cẩn thận để tránh thất thoát.
2. Nuôi cá trong lồng
Nghề nuôi cá Măng trong lồng đã đạt thành công từ nhiều thế kỷ nay trên nhiều nơi và đã và đang hứa hẹn nhiều triển vọng.
Cũng như các hình thức nuôi lồng khác, chọn vị trí thích hợp là bước khởi sự quan trong và cần đảm bảo ít sóng gió, có dòng nước chảy vừa phải, tráng nơi rác bèo trôi dạt, đáy đấy sét pha thịt và sâu ít nhất 1.5m.
Khu nuôi được rào bằng khung, cọc tre và nhiều lớp lưới với cỡ mắt thích hợp.
Diện tích ương khoảng 10% tổng diện tích ương nuôi.
Mật độ cá giống thả khoảng 20.000-30.000 con/ha với kích cỡ cá thích hợp là 6-7 cm.
Sau khi ương khoảng 2 tháng, cá đạt 12.5 cm thì chuyển đến khu nuôi thịt.
Trong giai đoạn ương, bổ sung cám gạo 2 lần mỗi ngày với tỉ lệ 5% trong lượng thân cá.
Trong thời gian nuôi thịt, không cần thiết cho cá ăn trừ khi vào những tháng trời lạnh hay hai tuần trước khi thu hoạch để vỗ béo cá.
Sau tám tháng đến một năm, cá đạt 500- 800g thì có thể thu hoạch.
Phương pháp thu hoạch có thể là lưới vây hay lưới rê.