Kỹ thuật nuôi vẹm vỏ xanh thương phẩm – Phần 3
B. Nuôi cọc
1. Chọn địa điểm:
Địa điểm nuôi Vẹm vỏ xanh theo hình thức nuôi cọc cũng được chọn như đối với hình thức nuôi dây treo (Phần 1. Nuôi dây treo).
2. Vật liệu:
– Máng bám giống: Máng xi măng hoặc bể nhựa có quy cách: dài 2 – 3m: rộng 0,5m: cao 0,5m. Có thể tạo ra máng bằng cách dùng gỗ tạp đóng khung máng có quy cách như máng xi măng và trải ni-lon vào trong để chứa nước.
– Dây bám giống: Chão bẹ dừa hoăc chão cói có đường kính = 1,5 – 2cm. dài 2,5 – 3m.
– Cọc: cọc bằng gỗ khô, loại gỗ không có nhựa độc. Chiều dài cọc 2m – 2,5m: 4> = 11 – 15cm.
3. Kỹ thuật cho giống bám vào dây:
Trình tự:
– Đưa nước biển sạch và có độ mặn tương đương độ mặn nơi nuôi vào máng.
– Sục khí.
– Thả giống vào máng.
– Đưa dây bám giống vào đáy máng theo chiếu dài của máng và sợi dây nằm giữa các lớp Vẹm giống ỏ dưới đáy.
– Chờ từ 3 – 5 ngày cho Vẹm mọc tơ chân bám váo dây thì lấy dây chuyển ra bãi nuôi.
4. Quấn dây vào cọc nuôi:
Cọc được đóng vững chắc xuống bâi. Mỗi cọc sẽ được quấn từ 1 – 2 dày đã có giống bám. Quả trình phát triến không những tơ chân của Vẹm chỉ bám vào dây mà còn bám cả vào thản cọc. (xem hình 7).
5. Chăm sóc:
– Thường xuyên kiểm tra để điểu chỉnh độ vững chắc của cọc.
– Nếu thấy mật độ Vẹm quá dày thi dùng dao nhỏ hoặc kéo cắt các chân tơ của từng cả thể làm cho mật độ giảm xuống.
– Các cá thể cắt ra được đưa vào máng bám và tạo ra những dây mới cho các cọc mới.
6. Thu hoạch:
Dùng dao hoặc kéo cắt chân tơ của từng cá thể (không dùng tay bứt ra từng con).
7. Khuyến cáo:
Nuôi Vẹm vỏ xanh thương phẩm nên kết hợp nuôi Tu Hài thương phẩm . hiệu quả sẽ cao hơn và tận dụng được tối đa các điều kiện sẵn có như chung nguồn thức ăn, giàn treo….