Tôm he Nhật Bản – Phần 2
Giá trị vượt trội
Trong số các loài tôm họ Penaeidae, chỉ có tôm he là chịu đựng được vận chuyển xa không có nước, rất phàm ăn, sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường có độ muối cao và nhiệt độ thấp.
Thành công của dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm he Nhật Bản đã ứng dụng công nghệ sản xuất giống tôm ở 4 vùng sinh thái khác nhau, với các điều kiện thuận lợi và khó khăn khác nhau nhưng đều cho ra sản phẩm và đạt mục tiêu đề ra.
Kết quả trên cho thấy, quy trình công nghệ mang tính ổn định, có thể đưa vào áp dụng đại trà cho các trại sản xuất giống tôm biển và học viên ở các tỉnh đã nắm chắc quy trình công nghệ, sản xuất được con giống ở cơ sở đạt các mục tiêu đề ra.
Đây là bước khởi đầu tạo tiền đề để phát triển nghề nuôi tôm he Nhật Bản tại các tỉnh ven biển miền Bắc Việt Nam.
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi tôm cũng cần chú ý tới một số vấn đề như, tôm mẹ khi vận chuyển về nơi sản xuất cần được lưu lại 1 ngày để tôm hồi phục sức khoẻ rồi mới tiến hành cắt mắt, phải cân bằng nhiệt độ nước ở túi vận chuyển và nước trong bể trước khi thả, sau đó mới được nâng dần nhiệt độ cho tới nhiệt độ tối ưu (280C).
Đối với vùng nước nhạt có thể điều chỉnh nâng độ mặn bằng muối ăn (NaCl) chống vón ấu trùng, với con giống Pl15 của tôm he Nhật Bản không được lưu giữ lâu trên bể ương vì chúng thường ăn thịt lẫn nhau.
>> Penaeus japonicus còn có tên là Kuruma ebi, được đánh giá cao ở Nhật Bản và được coi là “Vua của các món ăn hải sản”.
Hiện, Nhật Bản đã có một trại giống tiến hành chọn lọc và giữ được giống tôm he thế hệ thứ 6 không bị nhiễm WSSV (virus gây bệnh đốm trắng), đưa tôm he trở thành đối tượng nuôi chủ lực không chỉ ở Nhật Bản.