Nuôi tôm he (kuruma) tại Nhật – Phần 2
Ương nuôi giống
Vào năm 1964, J.Kittaka đã phát triển kỷ thuật mới cho ương giống trong các bể nuôi ngoài trời với thể tích hơn 200m3.
Sự phát triển của phiêu sinh thực vật (phytolanktom) được kiểm soát bằng cách sử dụng phân bón trực tiếp vào các bể ương.
Ấu trùng tôm ăn các vi sinh vật giúp cho cân bằng hệ vi sinh vật trong bể ương.
Sử dụng artemia cho ăn vào giai đoạn sớm của post được xem như một công cụ dẫn đến thành công cho hệ thống.
Dễ dàng thu được các con tôm cái mang trứng và kỹ thuật ấp được phổ biến rộng rãi cho phép nông dân có thể tự sản xuất tôm post trong nhiều năm liền.
Dinh dưỡng
A.Kanazawa, O.Deshimaru, K.Shigueno và cộng tác viên xác định nhu cầu dinh dưỡng của M.japonicus và tạo ra thức ăn công nghiệp cho loài này.
Khác với các loài thuộc họ Penaeid, tôm kuruma được xác định có nhu cầu protein rất cao khoảng 55%.
Giới thiệu ao nuôi được thiết kế hình tròn
Vào năm 1973, công ty nuôi tôm Mitsui Norin Marine được thành lập tại tận cùng phía nam đất liền Nhật.
Hệ thống bao gồm 14 bể hình tròn với hai đáy được thiết kế theo mô hình của Shigueno.
Theo kinh nghiệm của Shigueno hệ thống này sẽ mang lại năng suất cao hơn các mô hình khác mặc dù chi phí ban đầu cao hơn rất nhiều.
Thật vậy trong khoảng thập niên 70 và 80 số liệu thống kê từ các hộ nuôi tôm cho thấy sản lượng trung bình khoảng 2.6-4.6 tấn /ha.
Trong khi đó những vụ đầu ở công ty Mitsui Norin Marine sản lượng đạt dao động từ 19-32 tấn/ha vượt xa so với các ao nuôi khác.
Tuy nhiên sự trao đôi nước bị hạn chế làm cho tảo phát triển và tôm dễ bị stress.
Kết quả tỉ lệ sống dao động từ 46-78% do thường xuyên bị cảm nhiễm bởi vipiosis và nấm.
Các loài rong dại phát triển nhanh trong các bể và hệ số thức ăn (FCR) rất cao tăng từ 2.3-3.4.