Nuôi cá rô phi nào tốt hơn?
Hình dạng hai loài cá khá giống nhau. Riêng rô phi giống mới thường có kích thước lớn hơn, ở ngang thân có 6 – 8 vạch và khi cá lớn ở mép vây có viền màu đỏ sặc sỡ.
Cả hai loài cá rô phi đều ăn tạp,sinh sản tự nhiên, có thể nuôi đơn hoặc nuôi kép cũng với những loài cá khác trong ao hồ. Nhược điểm chịu yếu kém của cá rô phi dần dần được khắc phục theo mức độ thuần hóa nên mấy năm gần đây ở các tỉnh đồng bằng và ven biển ít có hiện tượng cá rô phi bị chết rét hàng loạt.
Sự sai khác về đặc điểm sinh vật học giữa hai loại này đang được những người nuôi cá lưu tâm. Cá rô phi đem giống cũ cỡ lớn nhất chỉ đạt 1,7-2 kg/con, sinh sản tự nhiên rất nhanh và nhiều (có thể đẻ 10 lần/con ).
Chính vì thế rất khó khống chế mật độ nuôi rô phi loại này trong ao. Mật độ cá cao và cung cấp thức ăn không đủ trong ao đã làm cho cá chậm lớn, cỡ cá nhỏ, năng suất thấp và giá trị thương phẩm thấp.
Còn cá rô phi vằn giống mới cỡ lớn nhất đạt 4-5 kg/con, lớn nhanh cả trong giai đoạn sinh sản. Nói chung cá rô phi vằn lớn gấp hai lần cá rô phi đen. Mặt khác, vì cá rô phi vằn có nhịp điệu và sức sinh sản thấp hơn nhiều so với giống cũ nên người nuơi có thể chủ động về mật dộ nuôi; cá không bị cạnh tranh thức ăn một cách gay gắt.
Theo dõi nuôi cá rô phi ở nhiều địa phương chúng tôi nhận thấy việc quyết định nên chọn nuôi cá rô phi loại nào là tùy thuộc vào điều kiện sản xuất và hướng sử dụng cá sau khi nuôi. ở những nơi nuôi cá cần sản lượng cao, có nhiều diện tích mặt nước, có nguồn phân bón phong phú và cần có cá nhỏ để bổ sung đạm động vật cho chăn nuôi thì nên nuôi cá rô phi giống cũ.
Tại đây có thể tận dụng khả năng sinh sản nhanh của cá để đánh tỉa liên tục cá rô phi con, giảm bớt mật độ cá trong ao. ở những nơi có ít ao hồ, có điều kiện đầu tư thức ăn, phân bón, cần loại cá thương phẩmcó chất lượng cao thì nên nuôi cá rô phi giống mới.
Nếu nuôi lẫn hai loại rô phi trong cùng một ao tất yếu sẽ dẫn đến lai hỗn hợp tự nhiên, không thể kiểm soát nổi: cá lai tạp như thế không thể hiện ưu thế lai một cách rõ rệt và ít lâu sau lại trở lại những đặc tính của giống cũ; cá rô phi đen sẽ phát triển lấn át và chiếm ưu thế .
Bạn còn có thể chọn cá lai ở thế hệ thứ nhất (f1) của hai loại cá rô phi này để nuôi thành cá thịt (khi cá đực và cá cái đều thuần chủng, rô phi lai có khả năng tăng trọng gần gấp đôi giống cũ ). Một điều lý thú là khi lai giữa cá đực cá rô phi đen giống cũ vói cá cái rô phi vằn còn làm chuyển dịch giới tính ở cá lai: 70 – 80% cá lai sinh ra là cá đực (nhờ thế bạn có thể dễ dàng lựa chọn cá đực để nuôi riêng, nhanh có cá thịt đạt qui cỡ lớn). Ngược lại, nếu lai cá rô phi đen với cá đực rô phi vằn chỉ thu được 27 – 32% con lai là cá đực.
Tags: nuoi ca, nuoi ca ro phi, ky thuat nuoi ca ro dau vuong, ki thuat nuoi ca ro dau vuong, ky thuat nuoi ca ro phi, ky thuat nuoi ca ro phi