Kỹ thuật nuôi cá bóng tượng trong lồng bè
– Cần tránh: Nơi nước nông cạn, nước không chảy, không có gió. Nơi nước chảy quá mạnh, sóng to, gió lớn, tàu bè qua lại nhiều, có tiếng động mạnh và cản trở giao thông. Nơi có nguồn nước nhiễm bẩn thuộc nông nghiệp, chất thải từ đồng ruộng, công nghiệp, nước phèn, nước đen. Nơi khúc quanh cửa sông, mùn bả hữu cơ tích tụ nhiều. Nơi có quá nhiều rong cỏ. Nơi có quá nhiều lồng bè đặt gần nhau.
2. Thiết kế lồng bè:
– Nuôi cá bống tượng nên làm lồng bè loại nhỏ: 1×1,5×1,2m 3x4x1,5m dễ xử lý quá trình nuôi. Nguyên liệu có thể bằng tre gỗ.
– Bè đóng kín 3 mặt: đáy và 2 bên hông, mặt trước và mặt sau đóng lưới hoặc nẹp tre, gỗ có kẽ thưa.
3. Thời vụ thả cá:
– Tùy môi trường nước và giống cá bống tượng có ở từng nơi mà thời vụ thả cá nuôi có thay đổi, thông thường từ tháng 6-7 đến tháng 12.
– Cỡ cá theo quy cỡ của sản xuất cá giống hay bắt tự nhiên: 50-70g, 80-100g, 160-200g. Mật độ thả từ 20-80 con/ m vuông, thông thường 25-40 con/ m vuông.
– Chất lượng giống cá trước khi thả phải thật tốt, cá đều cỡ, cá được khử trùng bằng nước muối 3-4%, tắm trong 15-20 phút hoặc Malachite green một phần triệu.
4. Thức ăn:
– Tận dụng thế mạnh thức ăn có ở địa phương: tôm tép, cá nhỏ, trùng, ốc, cua, … cho cá ăn trực tiếp. Thức ăn phải tươi, không được muối hóa chất. Khi nguồn thức ăn này giảm, giá cao, có thể thay một phần bằng thức ăn hỗn hợp.
Công thức 1:
+ Bột cá : 30-35%
+ Cám, bột gạo, mù, bắp: 55-60%
+ Dầu cá : 7-10%
+ Bột lá gòn : 3-5%
Công thức 2:
+ Bột cá : 30-35%
+ Cám, bột gạo, mù, bắp: 50-60%
+ Trùn đất băm nhỏ : 7-10%
+ Bột lá gòn : 3-5%
Lượng thức ăn hàng ngày 5-10% trọng lượng cá nuôi trong bè.
Thời gian cho ăn vào sáng sớm và chiều tối.
Thức ăn cho vào sàn, treo lơ lửng trong lồng bè, cách mặt nước 40-50cm. Mỗi bè lồng có 1-3 sàn ăn.
Có thể nuôi cá sống: cá săt, cá hường, cá trôi, rô phi, cá 7 màu, ốc, nhái làm thức ăn cho cá bống tượng.
5. Chăm sóc quản lý:
– Cho cá ăn đủ, đều, không để thức ăn dư thối.
– Hàng tuần cọ rửa lồng bè một lần và cọ vét thức ăn dư rơi vãi, phù sa ở đáy bè.
– Nếu cá bị bệnh trùng mỏ neo, dùng lá xoan bó thành bó để dưới đáy bè, nước lá xoan tiết ra làm trùng rơi khỏi cá.
– Nếu cá bị bệnh tuột nhớt, cuốn nhớt làm cá chết hàng loạt và nhanh chóng: cần chú ý nguồn nước qua bè nuôi chất phải tốt, không làm xây xát cá khi chuyển về bè. Thời kỳ đầu bệnh có vết trắng ở đuôi, sau đó lan dần toàn thân cá. Phòng bệnh không nên nuôi cá mật độ quá dầy, không làm xây xát cá.
Dùng vôi bột 1-2kg/ m khối nước treo ở đầu nguồn nước: trị: ngâm cá trong clorua vôi nồng độ 1ppm. Tắm cá bằng Treptomycine 25mg/l trong 30 phút đến 1 giờ. Có thể dùng cao su bịt hai đầu bè cho thuốc vào bè tắm cá.
Tags: ca bong tuong, nuoi ca bong tuong, ky thuat nuoi ca bong tuong, ca bong tuong giong, mo hinh nuoi ca bong tuong