Xử lý ao nuôi bằng chế phẩm sinh học
Sau khi cung cấp chế phẩm cho nhiều hộ nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế rõrệt.
Từ năm 2012, gia đình ông Vũ Văn Dương (thôn Xuân Sơn 2, xã An Thắng, huyện An Lão, Hải Phòng) sử dụng chế phẩm sinh học Neo-polymic để xử lý môi trường nước trong ao nuôi cá cảnh (cá chép vảy rồng).
Ông Dương cho biết, cá cảnh là loài ưa nước sạch và rất nhạy cảm với thời tiết. Nếu thời tiết không thuận lợi hoặc nước ao bị ô nhiễm, cá rất dễ mắc bệnh và chết hàng loạt. Tuy nhiên, trong ao sử dụng chế phẩm sinh học, dù thời tiết có diễn biến phức tạp, cá chép vảy rồng trong ao của ông vẫn tiêu hóa tốt thức ăn, mau lớn, phát huy tối đa màu sắc sặc sỡ của chúng.
Ông Hoàng Tuấn Mí ở cùng thôn cũng cho biết, ông nuôi cá cảnh (cá vàng mắt lồi và cá vàng ba đuôi) với chế phẩm Neo-polymic với 15.700 đôi/ha. Cá khi xuất bán đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật, không bị nhiễm bệnh, đạt kích cỡ từ 7 – 10 cm.
Hiện toàn xã An Thắng có 12 hộ nuôi cá cảnh với tổng diện tích 5 ha. Theo ông Nguyễn Sỹ Hiệp, Chủ tịch UBND xã An Thắng, nghề nuôi cá cảnh gặp nhiều rủi ro do môi trường nước ô nhiễm nặng, hằng năm thường xảy ra dịch bệnh vào thời điểm nắng nóng kéo dài hoặc mùa nước cạn làm cá chết hàng loạt.
Sử dụng chế phẩm Neo-polymic bà con nuôi có hiệu quả hơn. Với 1 ha ao nuôi cá cảnh trong 1 năm (2 vụ), sử dụng chế phẩm trên có thể thu lợi nhuận trên 230 triệu đồng.
Chia sẻ về kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học, ông Chiến cho hay, trước khi vào vụ nuôi, ông tiến hành bón vôi diệt tạp đáy áo, phơi ao, sau đó sử dụng 1 – 2 kg chế phẩm cho 1.000 m2 ao nuôi nhằm xử lý ô nhiễm tầng đáy và phát triển hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao. |
Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm cũng khá đơn giản. Ao nuôi cá cảnh đạt các tiêu chuẩn bờ ao chắc chắn, lưới vây quanh cao hơn mặt nước từ 50 – 100 cm; độ sâu của ao ở mức 1,2 – 1,5 m; đáy ao nghiêng về phía cống thoát một góc 3 – 5 độ. Chế phẩm dạng bột được pha với nước, sử dụng định kỳ 1 lần/1 tuần với lượng từ 500 – 600 gr bột cho 1.000 m2 ao nuôi.
KS Ngô Thị Hải Linh, Phòng Công nghệ sinh học, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KH&CN Hải Phòng cho biết, chế phẩm Neo-Polymic sử dụng các chủng vi sinh vật đã được phân lập và tuyển chọn bằng các kỹ thuật vi sinh, kỹ thuậtsinh học phân tử hiện đại.
Neo-Polymic có tác dụng làm giảm các độc tố trong ao nuôi xuống mức thấp nhất (chủ yếu là NH3, H2S), giảm mùi hôi của nước, ổn định pH và cân bằng hệ sinh thái trong ao, tăng lượng oxy hoà tan…
Tại xã Tiên Thắng, vùng đồng chiêm trũng có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của huyện Tiên Lãng, nhiều hộ dân cũng đã sử dụng chế phẩm Neo-polymic choao nuôi cá của mình. Qua theo dõi cho thấy các chỉ tiêu theo dõi đánh giá môi trường nước ao sử dụng chế phẩm Neo-polymic đều trong khoảng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của các nước ngọt.
Ở vụ nuôi mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8), nắng nóng kéo dài, sự phân hủy các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ làm phát sinh các khí độc hại dẫn đến hiệntượng các thường xuyên thiếu oxy để hô hấp. Đây cũng là thời điểm thường xuyên có mưa rào làm thay đổi đột ngột pH môi trường ao nuôi.
Ở các ao nuôi không sử dụng chế phẩm, xảy ra hiện tượng cá bị nấm, bệnh,chết, gây thiệt hại lớn cho bà con. Tuy nhiên các ao nuôi sử dụng chế phẩm thìcác chỉ số sinh thái có thay đổi nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấpthu thức ăn và tốc độ sinh trưởng của cá.
Ông Phạm Văn Chiến ở thôn Mỹ Lộc, xã Tiên Thắng, một hộ tham gia mô hình cho biết, ao nuôi ghép cá trắm, chép, mè, trôi, rô phi của ông, nước hầu như rất ít nhớt và không có mùi hôi, nguồn tảo chết trong ao cũng bị hấp thụ hết.
Cá có được môi trường sống phù hợp nhất nên mau lớn, ít hao hụt, ít nhiễm bệnh. Nhờ sử dụng chế phẩm sinh học mà ông rất ít khi phải dùng thêm hóa chất và thuốc kháng sinh cho cá. Vì thế tiết kiệm được chi phí SX, tăng lợi nhuận lên rõ rệt với năng suất cá đạt gần 8,5 tấn/ha, lợi nhuận gần 131 triệu đồng/ha/năm.
Tags: xu ly ao nuoi tom, che pham sinh hoc, tao oxy ao nuoi tom, nuoi thuy san