Tác nhân gây bệnh vi bào tử trùng trên tôm và giải pháp phòng trị bệnh
Trong đó có khoảng 30 loài ký sinh và gây bệnh trên giáp xác, làm giảm sinh trưởng, phát triển và giảm giá trị thương phẩm của sản phẩm thủy sản.
Tác Nhân Gây Bệnh
Bệnh vi bào tử trùng Microsporidosis gây ra bởi ký sinh trùng Microsporidian. Bệnh đã được báo cáo trên rất nhiều loài tôm he Penaeidae khác nhau: Penaeus monodon, P. merguiensis, P. setiferu, P. Vannamei,…(Sprague và Couch, 1971).
Bệnh này còn được gọi bằng các tên khác như: bệnh vi bào tử ở tôm he (Microsporidia diseasse), bệnh tôm sữa (Milk disease, Milky shrimp), bệnh tôm bông (Cotton shrimp) hoặc tôm lưng trắng (White back). Hiện nay đã phát hiện có 3 giống vi bào tử thường ký sinh gây bệnh ở tôm he gồm.
Giống: Thelohania (Agmasoma) Hennguy, 1892
Giống Pleistophora Gurley, 1893 (Plistophora)
Giống Ameson (Nosema).
* Đặc điểm cấu tạo
Các giống vi bào tử ký sinh trên tôm có cấu tạo cơ thể rất đơn giản, tương tự như Glugea.
Bên ngoài có màng do chất kitin tạo thành, có cực nang hình dạng giống bào tử, bên trong có sợi tơ. Loài Glugea intestinalis có cực nang dài bằng chiều dài cơ thể.
Trong tế bào chất của vi bào tử có hạch hình cầu và tế bào chất cũng có hình cầu.
Hình 1: Cấu tạo vi bào tử Glugea (Nguồn Bychowsky, 1962).
* Chú thích: Pt – Sợi tơ; e – màng ngoài bào tử; en – màng trong bào tử; n – nhân tế bào; v – không bào phía sau.
* Đặc điểm của chu kỳ sống
Các vi bào tử gây bệnh cho tôm là các sinh vật ký sinh bắt buộc, thường có chu kỳ phát triển khá phức tạp. Tôm là ký chủ trung gian của vi bào tử trùng. Vật chủ cuối cùng là các loài cá ăn tôm.
Theo kết quả của một thử nghiệm cho thấy khi dùng xác của tôm chết vì bệnh vi bào tử trộn vào thức ăn cho cá hồi biển, sau đó thu lấy phân cá hồi, trộn vào thức ăn cho tôm, bệnh đã phát sinh ở đàn tôm nuôi thí nghiệm sau một khoảng thời gian ngắn.
Như vậy, trong hệ thống nuôi giáp xác, sự có mặt của các loài cá, hoặc dùng cá tạp làm thức ăn cho tôm, chính là nguồn lây bệnh vi bào tử cho tôm cua nuôi.
Đặc Điểm Của Bệnh
* Phân bố lan truyền
Bệnh phân bố ở khắp các vùng nuôi tôm he trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam bệnh vi bào tử cũng đã xuất hiện trên diện tích rộng ở các vùng nuôi tôm trọng điểm miền Tây Nam bộ gây tổn thương tế bào gan, tụy ở tôm.
* Dấu hiệu bệnh lý:
Tôm bị bệnh thường giảm ăn, chậm phát triển kèm theo sự xuất hiện các vùng cơ có màu trắng đục hay trắng sữa. Hiện tượng trắng đục dễ nhận biết nhất khi chúng xuất hiện tại vùng cơ vân ở phần bụng.
Ở tôm lớn dấu hiệu lâm sàng trên càng dễ dàng quan sát hơn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tụy đến phần giữa thân hoặc đục cơ ở phần đốt cuối cơ thể.
Hình 2: Tôm bị vi bào tử trùng ký sinh
Tôm 30 ngày thả nuôi bị nhiễm bệnh có sự hình thành những đám màu trắng lớn, vi bào tử trùng thay thế dần cho hệ gan tụy và các cơ quan khác bao gồm dạ dày và cơ của tôm.
Các dấu hiệu của tôm bệnh ở giai đoạn 45, 60, 75, 90, 105 và 120 ngày tuổi cho thấy mức độ lây nhiễm vi bào tử trùng càng trở nên nghiêm trọng hơn khi chúng gần như thay thế hoàn toàn hệ gan tụy. Ống gan tụy của những con tôm bị nhiễm bệnh nặng bị giãn rộng và hoại tử.
* Quá trình diễn tiến của bệnh:
Bệnh bào tử trùng bắt đầu xuất hiện trong ao tôm trong giai đoạn 15 – 20 ngày sau khi thả giống. Sự lây lan bệnh diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn 40 – 50 ngày sau khi thả giống.
Số lượng tôm nhiễm bệnh tăng dần cho đến 60 ngày tuổi, có thể bởi vì ở tôm lớn thì vi bào tử trùng thay thế phần lớn cơ thịt và các cơ quan khác, do đó mà những mảng trắng đục sẽ dễ dàng quan sát hơn so với tôm còn nhỏ.
Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng nặng thường bị mềm vỏ và chậm lớn hơn những con tôm mạnh khỏe.
Tỷ lệ phát hiện tôm bệnh trong chài thấp hơn rất nhiều so với tỷ lê tôm bệnh trong sàng ăn.
Điều này cho thấy những con tôm bị bệnh không thể cạnh tranh với những con tôm mạnh khỏe trong thời gian cho ăn, vì thế chúng thường tìm đến sàng ăn.
Chính vì thế mà việc đánh giá tỷ lệ tôm bệnh bằng cách chài sẽ chính xác hơn là đánh giá qua sàng ăn.
Tỷ lệ bệnh giảm nhẹ ở giai đoạn 80 – 90 ngày tuổi và đột ngột suy giảm nhanh chóng ở giai đoạn 105 ngày tuổi. Đến thời điểm thu hoạch chỉ còn một ít tôm bị bệnh được tìm thấy với dáu hiệu đục cơ từ phần đầu ngực đến giữa thân ở mặt lưng.
Trong giai đoạn này, có thể do tôm bệnh đã chết dần, và khi tôm lớn sức đề kháng bệnh tốt hơn nên tỷ lệ nhiễm bệnh giảm.
Phương Pháp Chẩn Đoán
* Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của bệnh như đục mờ cơ, các cơ vân chuyển sang màu trắng đục.
* Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Kiểm tra mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi lấy từ vùng cơ trắng đục ở độ phóng đại > 400 lần.
Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh
* Phòng bệnh:
– Cải tạo ao, xử lý đáy và khu vực xung quanh ao thật kỹ, diệt địch hại, ký chủ trung gian mang mầm bệnh bằng GUARSA.
– Diệt cá tạp bằng WELL SAPONIN.
– Dùng GUARSA xử lý nước trước khi cấp vào ao.
– Không dùng tôm bố mẹ nhiễm vi bào tử tham gia sinh sản trong các trại giống, trong ao nuôi tôm thương phẩm, cần phát hiện sớm để loại bỏ những con tôm bị nhiễm vi bào tử ra khỏi quần đàn.
– Định kỳ 7 – 10 ngày cung cấp hệ vi sinh và enzyme có lợi bằng AQUA BIO BZT, BACPOWER tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm.
-Thường xuyên bổ sung C MIX 25%, BIOTICBEST, BIOZYM-S, HEPAVIROL Plus, MUNOMAN vào thức ăn giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hoạt động hệ miễn dịch của tôm.
– Tạt khoáng MIRAMIX N10 hoặc CALCIPHORUS định kỳ.
* Trị bệnh:
Thay nước vào ao sẽ làm giảm đáng kể sự lây lan của bệnh.
Sử dụng GUARSA 0,3 – 0,8 kg/1000 m3 nước .
Sau 24 giờ, cấy lại vi sinh AQUA BIO BZT, DEODORANTS hoặc BACPOWER để tăng cường vi sinh có lợi cho ao.
Bổ sung dưỡng chất C MIX 25%, BIOTICBEST, BIOZYM-S, HEPAVIROL Plus, MUNOMAN vào thức ăn giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hoạt động hệ vào thức ăn, giúp tăng cường sức khỏe, giúp tôm mau hồi phục.
Tạt khoáng MIRAMIX N10 hoặc CALCIPHORUS.
Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, benh tren tom