Giải pháp nuôi tôm mùa nắng nóng và cách phòng bệnh cho tôm mùa nắng nóng
Ngành nuôi tôm công nghiệp đang đứng trước rất nhiều nguy cơ và thách thức về thị trường và dịch bệnh nhất là khi thời tiết vào mùa nắng nóng.
Dịch bệnh phân trắng, đốm trắng vẫn đang gây nhiều thiệt hại và dịch bệnh hoại tử gan tụy có nguy cơ bùng phát và tăng cao.
Nắng nóng là điều kiện thuận lợi bùng phát dịch bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi.
Khi nhiệt độ tăng cao sẽ kéo theo độ mặn trong ao nuôi tăng theo và làm cho quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ trong ao diễn ra nhanh hơn.
Đây là điều kiện thuận lợi để các loại mầm bệnh tấn công, đặc biệt vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây hoại tử gan tụy phát triển.
Người nuôi tôm cần hiểu rõ và nắm được các giải pháp phòng chống thích hợp.
I. Ao nuôi
– Đối với ao nuôi tôm bán thâm canh hoặc thâm canh, cần nạo vét hết lớp bùn đen lắng đọng dưới đáy ao từ vụ nuôi trước, đáy ao được san bằng phẳng hoặc lót bạt đáy và gia cố bờ ao, cống chắc chắn hạn chế sự rò rỉ nước .
– Xử lí đáy ao nuôi bằng rải vôi, sát trùng và phơi đáy ao
– Nên thiết kế ao lắng có độ sâu lớn (2 – 3 m) để xử lý nước cấp và diệt tạp trước khi đưa vào ao nuôi, đồng thời đây cũng là nguồn nước dự trữ để bù đắp vào ao tôm khi mực nước trong ao bị cạn do nước bị bốc hơi khi trời nắng nóng. Một hệ thống nuôi lý tưởng phải đảm bảo diện tích ao lắng và ao xử lý chiếm khoảng 60% toàn hệ thống, chỉ 40% dùng cho ao nuôi.
– Hệ thống quạt khí phù hợp và nên sử dụng dàn quạt lông nhím để có thể cung cấp đầy đủ lượng ôxy hòa tan xuống tầng đáy ao và tránh sự phân tầng nhiệt độ trong ao.
– Máy bơm nước được chuẩn bị để sử dụng khi cần thiết.
II. Nguồn nước
– Nước được cấp từ ao lắng qua ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh cần phải cho qua nhiều lớp túi lọc bằng vải dày và được sát trùng để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào trong ao nuôi.
– Mực nước trong ao tôm thâm canh và bán thâm canh từ (1,2- 1,4m) trở lên ( thích hợp nhất là từ 1,5 m) để môi trường nước trong ao tôm ít biến động giúp hạn chế rủi ro do dịch bệnh.
– Kiểm tra các thông số môi trường ao tôm (độ mặn,pH, oxy, nhiệt độ…) và theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
III. Con giống
– Chọn con giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị nhiễm các mầm bệnh.
– Tôm giống có kích cỡ lớn (Post 12 trở lên). Tôm giống được thả vào trong vèo ương tôm có mái che nuôi ở mật độ cao (200 – 300 con/m3), sau một tháng mới chuyển tôm ra ngoài nuôi tiếp.
– Mật độ thả tôm phải phù hợp với điều kiện chăm sóc, tôm sú (15 – 20 con/m2), tôm thẻ chân trắng (70 – 80 con/m2).
– Thả giống vào lúc trời mát tránh gây stress cho tôm
IV. Quản lí
1. Quản lí môi trường nuôi
– pH: pH thích hợp cho ao nuôi tôm được duy trì từ 7,5-8,5
+ pH cao: do tảo lam Cyanophita và tảo lục Chlorophyta gây ra, cần thay nước và dùng các loại sản phẩm để cắt bớt tảo ( như ALGA RV, GUARSA hoặc Vi sinh cắt giảm tảo – BACPOEWR LabLab, AQUA BIO BZT), sau đó dùng các sản phẩm vi sinh để ổn định môi trường ao nuôi trong trường hợp dùng hóa chất để cắt tảo.
+ pH thấp: do phèn từ nền đáy và bờ ao xì ra, cần thay nước và sử dụng vi sinh chuyên xử lý phèn như PONDOZY KP, CITYBIOZY KP để ổn định pH trong ao nuôi.
– Nhiệt độ: nhiệt độ nước thích hợp cho ao nuôi tôm từ 28-300C . Khi nhiệt độ nước ao nuôi tăng lên trên 320C cần giảm thức ăn, bổ sung Vitamin C ( sản phẩm C MIX 25%, AMIN C, SAN ANTI SHOCK…) vào trong thức ăn hay tạt và tăng thời gian chạy quạt nước.
– Độ mặn: độ mặn thích hợp cho sự phát triển của tôm từ 8- 20%o.
Nắng nóng kèm theo sự bốc hơi của nước ao làm cho độ mặn của ao nuôi tăng cao. Vì vậy, nước cần được cấp vào ao nuôi để ổn định môi trường nuôi. Nước từ ao lắng đã qua xử lý cần được cấp từ từ (10-15%) lượng nước trong ao vào lúc trời mát (khoảng sau 19 giờ tối). Đồng thời, người nuôi tôm cũng nên sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ (sản phẩm BACPOWER….) để ổn định môi trường, hạn chế khí độc trong ao nuôi.
– NH3: NH3 trong ao nuôi tôm hoàn toàn không có lợi cho tôm nuôi. Để quản lý hàm lượng NH3 trong ao, định kỳ dùng chế phẩm vi sinh (sản phẩm YUCADO 100%, BACPOWER….) trong các ao nuôi thâm canh để kìm hãm sự chuyển đổi giữa các dạng khác nhau của nitơ. Thông thường khi trời nắng nóng, từ 14h – 16 h, khí độc tăng cao, tôm cá dễ bị stress, nên bổ sung C MIX 25% tạt 1 kg/1000 m3 nước )
2. Quản lí thức ăn
– Nên cân đối lượng thức ăn cho tôm, tránh tình trạng thức ăn dư thừa và tồn động trong ao.
– Thường xuyên canh nhá để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp.
– Máy quạt nước nên đặt đúng vị trí và đúng quy cách để khi vận hành sẽ gom được tất cả các chất cặn bã tập trung vào giữa ao.
3. Quản lí dịch bệnh
– Bệnh EMS: Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, kèm theo những cơn mưa đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi. Quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ diễn ra nhanh tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Vi khuẩn này gây bệnh EMS và tôm nuôi chết hàng loạt nhất là sau giai đoạn lột xác.
Hình ảnh: Tôm bình thường và tôm bị bệnh EMS
Phát đồ sử dụng thuốc phòng tốt bệnh gan tụy, EMS:
Ngày 5-7 đến ngày 20: Tạt MUNOMAN (500g/ 2000 m3 nước). Kết hợp cho ăn HERTO, HEPAVIROL PLUS với pều 10 ml/ kg thức ăn.
Ngày 21 đến ngày 45-60: Tạt MUNOMAN (500g/ 2000 m3 nước). Kết hợp cho ăn HERTO, HEPAVIROL PLUS với pều 10 ml/ kg thức ăn.
Kết hợp bổ sung sản phẩm vi sinh đường ruột chọn một trong các sản phẩm: BIOTICBEST, VISIDO, BIO AV,..
Bổ sung thêm dinh dưỡng: SAN ANTI SHOCK, C MIX 25% VITSTAY C FORT.
– Bệnh cong thân , đục cơ : Khi yếu tố môi trường biến động lớn do nắng nóng, thức ăn thiếu một số loại khoáng chất và vitamin cần thiết hoặc tôm bị stress do kiểm tra tôm bằng nhá, vó nhiều trong trời nắng nóng cũng gây ra hiện tượng đục cơ trên tôm.
Hình ảnh: bệnh đục cơ trên tôm thẻ nuôi
Điều trị bệnh:
· Do thiếu khoáng: Dùng khoáng tạt hoặc trộn ăn: một trong các sản phẩm sau: CALCIPHORUS, MIRAMIX N08, MIRAMIX N0 10, tạt vào lúc 16- 18 h chiều.
· Do stress: Dùng SAN ANTI SHOCK, C MIX 25%
· Hoặc kết hợp cả 2 cách trên.
– Bệnh phân trắng: Khi nhiệt độ nước tăng cao, ao nuôi xuất hiện nhiều loại tảo (tảo lam, tảo đỏ có roi, tảo giáp… ) kết hợp với sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio và mật độ thả tôm cao tạo điều kiện cho bệnh phân trắng trên tôm phát triển.
Hình ảnh: bệnh phân trắng trên tôm thẻ nuôi
Phác đồ phòng trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ
Phòng bệnh
· Thả nuôi mật độ thưa
· Cho ăn vừa đủ lượng ăn (canh nhá 1.5h)
· Định kỳ diệt khuẩn WUNMID , GUARSA.
· Định kỳ dùng men vi sinh BACPOWER hay AQUA BIO BZT để làm sạch nước đáy ao và ngăn ngừa tảo lam.
· Nếu có điều kiện nên thay nước.
· Trong suốt quá trình nuôi: Nên trộn men BIOTICBEST For shrimp, BIO AV, VISIDO, LACTOZYM và kết hợp thuốc bổ gan HEPAVIROL PLUS, HERTO.
Trị bệnh phân trắng trên tôm: tùy theo từng nguyên nhân mà có phương pháp điều trị riêng.
Nếu do vi khuẩn thì cách trị phân trắng như sau:
· Diệt khuẩn bằng WUNMID (0,3-0,4 ppm) vào 8 -9 h sáng.
· Dùng kháng sinh đặc trị TRIMDOX hoặc RYO cho ăn từ 5 -7 ngày; nếu bệnh nghiêm trọng nên kết hợp TRIMDOX và RYO.
· Sau 5 ngày khi thấy hết phân trắng tiến hành cho ăn BIOTICBEST For shrimp, BIO AV, VISIDO pều dùng 15 – 20g/ kg thức ăn, kết hợp bổ sung thêm HEPAVIROL PLUS, HERTO
· Bổ sung men vi sinh BACPOWER hay AQUA BIO BZT vào buổi sáng.
– Tóm lại để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh trong mùa nắng nóng, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý phù hợp với nhu cầu của thủy sản nuôi và giữ ổn định trong suốt vụ.
Trong suốt quá trình nuôi nên ghi sổ nhật ký theo dõi các hoạt động hằng ngày để thuận tiện cho việc quản lý sức khoẻ tôm nuôi cũng như phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ao nuoi tom, nuoi tom mua nong