Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) và việc duy trì an toàn sinh học trong nuôi tôm
Tuy nhiên có một số yếu tố chung khi đưa GAP áp dụng trong ao nuôi tôm. Ngoài ra cũng có rất nhiều ví dụ và tài liệu tham khảo về các quy trình thực hành quản lý tốt với một số nội dung như sau:
Chuẩn bị ao, đáy ao và quản lý nước trước khi thả giống
– Phơi khô ao trong thời gian hai tuần hoặc lâu hơn;
– Vét bùn và chuyển bỏ bùn ra khỏi vùng ao nuôi;
– Cày đất ướt nếu chưa dọn hết bùn;
– Sử dụng túi lọc nước đôi kích cỡ mắt 300 µm;
– Duy trì mực nước ít nhất là 80 cm ở phần nông nhất trong ao;
– Ổn định nước trong vòng 10 – 15 ngày trước khi thả giống;
– Bón vôi;
– Bón phân;
– Kiểm soát các loài không mong muốn (ví dụ như các loại cá, giáp xác, động vật thân mềm, động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú) bằng các phương pháp vật lý, hóa học và các phương tiện khác.
Chọn giống và thả giống
– Sử dụng các phương pháp truyền thống và phương pháp phân tử để kiểm tra sức khỏe tổng quát con giống trước khi thả;
– Chọn cỡ giống PL có kích thước đồng đều và đồng màu, nhanh nhẹn bơi ngược dòng nước;
– Sử dụng formalin (100 ppm) gây stress khoảng 15 – 20 phút trong nước sục khí liên tục để loại bỏ PL yếu;
– Ương PL trong ao vèo ngay tại khu nuôi khoảng 15 – 20 ngày;
– Thả giống khi nước ao màu xanh và tránh nước trong;
– Thả giống theo lịch thời vụ khuyến nghị của ban ngành chức năng;
– Thả giống trong một khu nuôi vào cùng một thời điểm để tránh tác động tiêu cực của tôm ấu niên và trưởng thành đã nhiễm bệnh và chuyển bệnh đến những lô mới được thả.
Quản lý sau thả giống
– Sử dụng các ao lắng và ổn định nước khoảng 10 – 15 ngày trước khi dùng cho các ao nuôi;
– Sử dụng thường xuyên vôi nông nghiệp, đặc biệt là sau khi thay nước và mưa;
– Không sử dụng bất kỳ loại hóa chất độc hại / cấm;
– Sử dụng khay thức ăn để đảm bảo cho tôm ăn theo nhu cầu;
– Sử dụng thuyền / thiết bị nổi để rải cho ăn khắp ao nhằm tránh tích tụ chất thải cục bộ;
– Thường xuyên loại bỏ tảo đáy;
– Theo dõi chất lượng nước để đảm bảo pH, độ kiềm và oxy hòa tan thích hợp;
– Chỉ thay nước trong giai đoạn nguy cấp;
– Hàng tuần kiểm tra bùn đáy ao để xem mức độ tích tụ chất thải hữu cơ đen và mùi hôi;
– Chài tôm để theo dõi mức tăng trưởng.
Quản lý sức khỏe
– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và hoạt động của tôm;
– Chẩn đoán đúng khi sức khỏe của tôm có vấn đề;
– Nếu tôm giống bị nhiễm bệnh Vibriosis thông thường thì nên giảm lượng thức ăn, đồng thời nên cải thiện chất lượng nước và đáy ao nếu cần thiết;
– Nếu dịch bệnh xảy ra do một bệnh truyền nhiễm thì cần ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh sang các trang trại khác (ví dụ như không xả nước, không di chuyển tôm đã nhiễm bệnh) và thông báo cho cơ quan chức năng;
– Loại bỏ và xử lý an toàn tôm bệnh hoặc chết;
– Thu hoạch khẩn cấp sau khi có quyết định thích hợp;
– Không tháo cạn hoặc để mặc tôm đã bị bệnh/nhiễm;
– Hủy bỏ tôm đã nhiễm bệnh theo cách thích hợp.
Tags: nuoi tom, nuoi trong thuy san, thuy san, con tom, nuoi tom, ao nuoi tom